Thảm cây bụi cao sau nương rẫy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 66 - 67)

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÁC DẠNG THẢM CÂY BỤI

1.2.4. Cấu trúc không gian của các dạng thảm cây bụi

1.2.4.2. Thảm cây bụi cao sau nương rẫy

Như phần trước chúng tôi đã thống kê, đây là thảm thực vật có thành phần lồi đa dạng, phong phú về số lượng do chúng được phục hồi trên vị trí thuận lợi về mặt sinh thái. Thảm thực vật có độ che phủ khá cao (khoảng 70%). Sự phân hóa thành tầng ở giai đoạn phục hồi này rất rõ ràng, gồm 2 tầng chính: tầng cây bụi, cây gỗ tái sinh và thảm cỏ.

Tầng cây gỗ tái sinh tự nhiên, cây bụi: Ngồi những lồi cây có mặt ở tầng cây gỗ của thảm cây bụi thấp sau nương rẫy, ở đây cịn xuất hiện thêm nhiều lồi mới có sức sinh trưởng nhanh và có thể cho gỗ tốt như: bứa (Garcinia oblongifolia), ràng ràng (Ormosia blansae), dẻ (Lithocarpus

ducampi), re trắng (Phoebe cuneata), nhãn rừng (Dimocapus fumatus)....

Tầng này phân hóa thành 2 cấp chiều cao:

- Cấp chiều cao từ 2 – 4 m: chủ yếu là cây gỗ tiên phong, ưa sáng, ngoài ra cịn gặp thêm một số lồi có tính vượt trội về chiều cao nhưng khơng nhiều (bứa, dẻ...). Mật độ cây gỗ tương đối cao là 1754 cây/ha, DTB: 4, 2cm; HTB: 3,3 m.

- Cấp chiều cao 0,5 – 2 m: Bao gồm bụi và cây gỗ tái sinh. Cây bụi ở đây có thành phần lồi đa dạng, chủ yếu là các loài: ba chạc (Euodia lepta), thẩu mật (Bridelia balansae), hu quả đỏ (Trema angustifolia), trọng đũa (Ardisia crenata), đơn nem (Maesa perlarius)... Cây gỗ tái sinh trong cấp chiều cao này chiếm phần lớn với 1112 cây/ha, DTB: 2,0 cm; HTB: 1,6 m. Do điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển, cây gỗ mọc tập trung nên độ tàn che tương đối lớn (khoảng 20%).

Do quá trình phục hồi diễn ra mạnh mẽ, tầng cây gỗ tạo nên độ tàn che lớn nên mặc dù thảm cỏ có thành phần lồi phong phú nhưng số lượng cá thể của mỗi lồi rất ít, chủ yếu vẫn là các lồi trong họ Lúa(Poaceae). Chúng tơi đánh giá độ dày rậm của thảm cỏ từ SP đến Cop1.

Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của thảm cây bụi cao sau nương rẫy được minh họa tại hình 1.2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 66 - 67)