Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÁC DẠNG THẢM CÂY BỤI
1.2. Đặc điểm của thảm cây bụi
1.2.2.1. Thảm cây bụi thấp sau nương rẫy 2-3 năm
Sự phân bố của các taxon phân loại thực vật của thảm cây bụi thấp sau nương rẫy được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.11. Số lồi thực vật bậc cao có mạch ở thảm cây bụi thấp sau nương rẫy
TT Ngành Họ Chi Lồi 1 Thơng đất (Lycopodiophyta) 2 2 2 2 Dương xỉ (Polypodiophyta) 2 2 3 3 Hạt trần (Gymnospermae) 0 0 0 4 Hạt kín (Angiospermatea) - Lớp Hai lá mầm (Dicotyledones) - Lớp Một lá mầm (Monocotyledones) 37 30 7 67 51 16 70 53 17
Tổng 41 71 75
Như vậy, các loài, chi, họ thống kê được chủ yếu thuộc về ngành Hạt kín; trong đó, lớp Hai lá mầm vẫn chiếm ưu thế rõ rệt. Họ giàu loài nhất là họ Họ lúa (Poaceae) với 8 loài, họ Đậu (Fabaceae) với 6 lồi. Nhiều họ chỉ có 1 lồi ( 19 họ) như: họ Thông đất (Lycopodiaceae), họ Guột (Gleichenieceae),
họ Xoài (Anacardiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Trôm
(Sterculiaceae), họ Hoa chng (Campanulaceae)....
Hình 1.2: Thảm cây bụi thấp sau nương rẫy (thời gian phục hồi 2 - 3 năm)
Thành phần cây gỗ chủ yếu là cây gỗ nhỏ, ưa sáng, có thời gian sống ngắn với số lồi khơng nhiều và mọc rải rác như: muối (Rhus javanica), na rừng (Anomianthus dulcis), thẩu mật (Bridelia balansae), bùng bục (Mallotus panculatus), thàu táu (Aporosa sphaerosperma), sảng cước (Streculia aberans)...
Thành phần cây bụi thấp có 14 lồi nhưng chiếm phần lớn diện tích. Những lồi có tần suất gặp nhiều chủ yếu là những cây mọc nhanh, ưu đất
khơ, ít dinh dưỡng, nhiều ánh sáng: mua thường (Melastoma normale), khổ sâm (Sophora flavescens), ké hoa vàng (Sida rhombifolia), ké hoa đào (Urena lobata), trinh nữ (Urena lobata), mò trắng (Clerodendrum chinensis), hoa trà (Camellia japonica) ...
Thảm cỏ có độ che phủ rất lớn (khoảng trên 90%), phần lớn là các loài thuộc họ họ Lúa (Poacece), họ Cúc (Asteraceae), họ Hoa môi (Lamiaceae), họ Guột (Gleichenieceae), họ Bòng bong (Schizeaceae) như: cỏ chè vè (Miscanthus floridulus), cỏ mần trầu (Eleusine indica), cỏ may
(Chrysopogon aciculatus), cỏ lá tre (Oplismenus compositus), cỏ tranh
(Imperata cylindrica), rau tàu bay (Crassocephalum crepioides), bòng bong
leo rụi (Lygodium flexusum), bòng bong nhật bản (L. japonicum), guột
(Dicranopteris linearis). Ngồi ra cịn gặp một số họ khác như: họ Đậu (Fabaceae), họ Rau răm (Polygonaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Bách hợp (Liliaceae)....
Hệ thống dây leo ở đây cũng khá đa dạng, mật độ dày. Những loài hay gặp là: dây gắm (Gnetum motanum), bạc thau (Argyreia capitata), bìm bìm đỏ (Ipomoea hederifolia), dây mật (Deris ellptica), sâm nam (Mucuna speciosa), đậu mèo (Mucuna utilis), sắn dây rừng (Pueraria motana), lá ngón
(Gelsemium elegans), sống rắn (Albizia myrophylla), mỏ quạ (Maclura cochinchinensis), lạc tiên (Passiflora foetida), mâm xôi (Rubus alcaefolius),
củ mài nếp (Dioscorea persimilis)...
Loài ưu thế: cỏ chè vè (Miscanthus floridulus), cỏ lá tre (Oplismenus compositus), mua thường (Melastoma normale), thẩu mật (Bridelia balansae),
bùng bục (Mallotus panculatus). Thối hóa đất có ảnh hưởng rất lớn đến số
lượng, thành phần lồi thực vật và q trình phục hồi rừng tự nhiên. Riêng đất sau nương rẫy, sau khi bị chặt đốt, thảm thực vật bị phá hủy nghiêm trọng làm cho mặt đất thường xuyên bị phơi trống trong quá trình canh tác. Trong điều kiện nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều, xói mịn xảy ra nghiêm trọng, khơng có tầng
thảm mục. Nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ đất cao, độ ẩm khơng khí và độ ẩm đất thấp, đặc điểm sinh học của đất rất kém. Chính vì sự thích nghi đặc biệt với điều kiện sống bất lợi của môi trường mà các lồi thường có độ gặp và độ nhiều rất cao, chúng thành những loài đặc trưng, loài ưu thế (tổ thành lồi đơn giản).
Tóm lại, quần hệ này có thành phần thực vật phong phú cả về số lượng loài và số lượng cá thể cây thân cỏ, cây bụi thấp và dây leo, nhưng cây gỗ tiên phong chỉ mới xuất hiện với số lồi ít, đa số là các lồi cây gỗ có giá trị kinh tế thấp. Với đặc điểm thành phần loài như trên cho thấy trạng thái thảm cây bụi thấp sau nương rẫy đang ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi tự nhiên.