Trƣờng Trung cấp trong hệ thống giáo dục quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề diên khánh (Trang 32 - 33)

Đào tạo nghề ở các trƣờng Trung cấp là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân. Theo sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay, mảng đào tạo nghề đƣợc phân luồng ở các trình độ, lứa tuổi khác nhau nhằm đa dạng hóa con đƣờng học vấn ở các đối tƣợng học khác nhau tùy thuộc vào trình độ văn hóa, khả năng phát triển thể chất, năng khiếu của mỗi ngƣời học. Sự phân luồng bắt đầu từ sự lựa chọn của học sinh (về năng khiếu, điều kiện), học sinh tốt nghiệp trung cấp vẫn có thể nộp đơn vào Cao đẳng hay Đại học nhƣ hệ THPT. Sau khi tốt nghiệp trung cấp, học sinh đƣợc trang bị ngành nghề mà xã hội cần và có thể đi làm ngay, thay vì học tập tiếp tục học nhƣ hiện nay. Chƣơng trình trung cấp hiện nay đang đƣợc thiết kế bao gồm chƣơng trình học cơ bản và thời gian học nghề, tuy hiện nay chƣơng trình các ngành nghề chƣa thật sự phong phú đa dạng, nhƣng một đất nƣớc muốn phát

triển công nghiệp không thể thiếu một lực lƣợng lao động có tay nghề cao. Vì vậy, hệ trung cấp đang đƣợc xây dựng và phân luồng sớm là một điều tất yếu.

Theo sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay, đã thể hiện rõ nét sự liên thông giữa các cấp học, các điều kiện cần thiết để học nghề hoặc các cấp học tiếp theo. Nó là cơ sở quản lý giáo dục, phát triển đào tạo, tránh trùng lặp chƣơng trình đào tạo, đồng thời là cơ sở đánh giá trình độ ngƣời học và cấp các văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp.

Hệ thống các cơ sở dạy nghề, các trƣờng trung cấp và cao đẳng đã có những bƣớc phát triển về quy mô, từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động và hội nhập quốc tế nhờ sự phân luồng hợp lý trong sơ đồ khung hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay. Tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đều đã có trƣờng trung cấp nghề, cao đẳng và cao đẳng nghề; đã quy hoạch mạng lƣới trƣờng chất lƣợng cao và các nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế theo từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, từng vùng, từng địa phƣơng và trình độ đào tạo. Chất lƣợng và hiệu quả đào tạo giáo dục nghề nghiệp đã có những chuyển biến tích cực và đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Các doanh nghiệp hiện nay đang đòi hỏi lao động có tay nghề ở nhiều lĩnh vực công nghệ tiên tiến khác nhau, vì vậy Chƣơng trình đào tạo từng bƣớc chuyển từ hƣớng “cung” sang hƣớng “cầu” từ đó mới đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp FDI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề diên khánh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)