Quản lý phát triển chƣơng trình đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề diên khánh (Trang 48 - 50)

a) Tổ chức phân tích nhu cầu, xác định mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo nghề

Để thực hiện công việc này cần thành lập nhóm chuyên trách Phát triển CTĐT bắt đầu với công việc xác định và phân tích nhu cầu xã hội, nhà trƣờng, học sinh – sinh viên trên địa bàn và nội dung môn học thuộc các ngành nghề mà CTĐT sẽ áp dụng vào. Sau khi nhu cầu cấp thiết đã đƣợc phân tích kỹ càng, từ đó bộ phận chuyên trách sẽ xác định đƣợc những mục tiêu chi tiết để xây dựng hồn thiện CTĐT góp phần chuẩn hóa đầu ra phù hợp với nhu cầu của xã hội.

b) Tổ chức thiết kế chương trình đào tạo nghề * Lựa chọn nội dung đào tạo

- Nhóm phát triển CTĐT và ngƣời sử dụng chƣơng trình lựa chọn nội dung CTĐT phải nhất quán với những mục tiêu đã xác định.

- Căn cứ vào sự phát triển của xã hội về các lĩnh vực khác nhau nhƣ khoa học – kỹ thuật, công nghệ, văn hóa … nhóm phát triển CTĐT phải liên tục cập nhật các thông tin mới nhất đƣa vào nội dung chƣơng trình để đáp ứng đƣợc mục tiêu của chƣơng trình đào tạo.

- Phát triển nội dung chƣơng trình đào tạo một khố học phải đảm bảo theo chƣơng trình khung đã đƣợc ban hành của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội.

- Trình tự bố trí các nội dung trong chƣơng trình đào tạo phải phù hợp nhằm xác định kế hoạch và tiến trình đào tạo tồn khóa học, xây dựng chƣơng trình chi tiết các mơn học. Khi sắp xếp trình tự các môn học phải theo nguyên tắc từ cơ bản đến nâng cao để ngƣời học dần hình đƣợc kỹ năng mới một cách hiệu quả nhất.

* Lựa chọn các hình thức tổ chức dạy - học: Nhóm phát triển CTĐT quyết định kết hợp những hoạt động học tập, sự phối hợp và trình tự thực hiện.

Dựa vào mục tiêu và nội dung đã đƣợc xác định, từ đó lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp cũng là việc hết sức quan trọng tác động lớn tới kết quả của q trình dạy - học. Có các lựa chọn cơ bản:

- Hình thức dạy học lên lớp tập thể: là hình thức tổ chức dạy học mà đối tƣợng tiếp nhận kiến thức là tồn bộ học sinh trong lớp học. Ở hình thức này Giáo viên sẽ là đối tƣợng hoạt động chủ yếu, học sinh – sinh viên làm ít, tiếp nhận thơng tin thụ động.

- Hình thức dạy học cá nhân: là hình thức ngƣời truyền đạt kiến thức sẽ trực tiếp truyền đạt cho một cá nhân thông qua tài liệu, phƣơng tiện dạy học, giao việc cụ thể cho ngƣời học. Sau đó, từng cá nhân sẽ tự hồn thành nhiệm vụ của riêng mình.

- Hình thức dạy học theo nhóm: ngƣời học sẽ đƣợc tổ chức để chia sẽ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn học. Hình thức dạy học này sẽ khai thác đƣợc khả năng làm việc nhóm của ngƣời học, trau dồi thêm kỹ năng làm việc nhóm khi tham gia vào xã hội.

- Hình thức dạy học ngoài lớp: là hình tổ chức tham quan các doanh nghiệp, mơi trƣờng ngồi nhà trƣờng, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trực quan sinh động.

Các phƣơng pháp dạy – học sẽ đƣợc quy định bới các hình thức tổ chức dạy học.

* Xác định các tiêu chí đánh giá, phương thức đánh giá và các phương tiện đánh giá

Nhóm phát triển CTĐT sẽ xác định một số kỹ thuật, phƣơng tiện thích hợp để đánh giá kết quả đạt đƣợc của học sinh từ đó đánh giá những mục tiêu của CTĐT có đạt đƣợc hay khơng. Các hình thức đánh giá của từng môn học phải đƣợc đƣa vào đề cƣơng môn học, cung cấp thông tin đánh giá môn học cho ngƣời học biết ngày từ đầu khóa học. Từ đó, giữa ngƣời dạy và ngƣời học sẽ định hƣớng đƣợc phƣơng pháp dạy – học để đạt đƣợc mục tiêu hiệu quả nhất.

c) Quản lý thực thi Chương trình đào tạo nghề: Là việc quản lý tồn

bộ q trình thực hiện nội dung chƣơng trình thơng qua những hình thức và phƣơng pháp tổ chức dạy học để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, theo bản thiết kế CTĐT đã đƣợc xây dựng và ban hành.

- Công việc quan trọng nhất cần làm khi bắt tay thực thi một chƣơng trình mơn học là thiết kế đề cƣơng môn học

- Xây dựng kế hoạch bài dạy (Kịch bản bài dạy – Giáo án) - Lập hồ sơ môn học

d) Quản lý đánh giá cải tiến Chương trình đào tạo nghề

“Đánh giá chương trình đào tạo là một quá trình thu thập các dữ liệu để có thể quyết định, chấp thuận, sửa đổi hay loại bỏ chương trình đào tạo đó”. (A.C. Orstein, F.D. Hunkins 1998). Đánh giá chƣơng trình đào tạo nghề

nhằm phát hiện xem chƣơng trình đào tạo đƣợc phát triển và thực hiện có tạo ra sự thay đổi tiến bộ mới so với chƣơng trình đào tạo trƣớc đây, có thể tạo ra những sản phẩm mong muốn hay không? Việc đánh giá chính xác sẽ giúp xác định ƣu điểm, nhƣợc điểm của chƣơng trình đào tạo trƣớc khi đem ra thực thi đại trà, hoặc để xác định hiệu quả của nó khi đã thực hiện qua một thời gian nhất định [21].

Tuỳ theo cách tiếp cận trong thiết kế chƣơng trình đào tạo, có thể có nhiều cách quan niệm về chƣơng trình đào tạo, tuy nhiên mọi hoạt động đánh giá phải đƣợc căn cứ trên mục tiêu của chƣơng trình đào tạo, từ đó mới đánh giá đƣợc chƣơng trình đào tạo có đạt mục tiêu đã định của nó hay khơng? (Thái độ, kiến thức, kỹ năng), Chƣơng trình đào tạo đƣợc cải tiến có đạt hiệu quả hay khơng?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề diên khánh (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)