1.4. Chƣơng trình đào tạo nghề tại các trƣờng trung cấp
1.4.2. Nội dung (các môn học)
Tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức và rèn luyện sức khỏe, trau dồi kỹ năng tay nghề, nâng cao trình độ học vấn … tất cả các yếu tố trên chính nội dung của giáo dục nghề nghiệp.
Các chƣơng trình giáo dục nghề nghiệp ở các trƣờng TC hiện nay đề mang tính thống nhất cao, đều thể hiện các mục tiêu giáo dục nghề nghiệp một cách chi tiết; phân loại và quy định các chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt đƣợc; trình bày đầy đủ các phƣơng pháp, hình thức đào tạo, cách khảo sát, đánh giá kết quả đào tạo với từng nhóm ngành nghề khác nhau thuộc các trình độ khác nhau của giáo dục nghề nghiệp; đảm bảo tính liên thơng giữa các chƣơng trình đào tạo khác.
Các cấp lãnh đạo của các cơ quan chủ quản trƣờng TC ban hành quy định chƣơng trình khung về đào tạo trung cấp bao gồm cơ cấu nội dung, số môn học, thời lƣợng các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập đối với từng ngành, nghề đào tạo. Dựa vào chƣơng trình khung, các
trƣờng trung cấp xác định chƣơng trình đào tạo của trƣờng mình sao cho phù hợp với nhu cầu của địa phƣơng.
Các giáo trình, bài giảng giáo dục nghề nghiệp phải thể hiện cụ thể các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chƣơng trình giáo dục đối với mỗi mơn học thuộc các ngành nghề, trình độ khác nhau.
Việc xây dựng nội dung chƣơng trình đào tạo của các ngành nghề khác nhau ở trƣờng Trung cấp phải đảm bảo các yêu cầu:
- Tên các ngành nghề đào tạo trong chƣơng trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng phải đảm bảo tuân thủ theo danh mục ngành, nghề trong khung giáo dục nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, cao đẳng do Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ban hành.
- Nội dung chƣơng trình đào tạo phải đảm bảo đúng quy định về khối lƣợng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về kỹ năng và hình thành năng lực mà ngƣời học sẽ đạt đƣợc sau khi tốt nghiệp tƣơng ứng với trình độ trung cấp, cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo khác nhau.
- Chƣơng trình đào tạo phải thể hiện đƣợc danh mục và thời lƣợng của từng môn học, mô đun, học phần tƣơng ứng với các phƣơng thức đào tạo; thời gian học lý thuyết và thời gian học thực hành, thực tập.
- Bảo đảm tính khoa học, hệ thống, thực tiễn và linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ và thị trƣờng lao động.
- Phân bổ thời gian, trình tự thực hiện các môn học, mô đun, học phần để thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp có hiệu quả.
- Thể hiện đƣợc yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, để triển khai thực hiện chƣơng trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lƣợng đào tạo.
- Thể hiện đƣợc phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập, xác định mức độ đạt yêu cầu về năng lực của ngƣời học sau khi học xong các học phần, mô đun, mơn học của chƣơng trình đào tạo.
- Nội dung chƣơng trình phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành, địa phƣơng và đất nƣớc, phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, dịch vụ.
- Bảo đảm tính hiện đại và hội nhập quốc tế, có xu hƣớng tiếp cận với trình độ đào tạo nghề nghiệp tiên tiến của khu vực và thế giới.
- Mối liên thông giữa các trình độ khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân phải đƣợc bảo đảm.
Chƣơng trình theo mô-đun đƣợc thiết kế gồm các mô-đun cơ bản (tƣơng ứng với các năng lực cơ bản), mô-đun cơ sở (tƣơng ứng với năng lực cơ sở), mô-đun cốt lõi (tƣơng ứng với năng lực chuyên môn nghề) và các mơ- đun chung (nội dung các mơn học chung: Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phịng và an ninh, Tin học, Ngoại ngữ).
Mỗi mơ-đun đƣợc ký hiệu bằng một mã số riêng do trƣờng quy định. Trong đó, một tiết học thực hành có thời lƣợng 60 phút, một tiết học lý thuyết là 45 phút đƣợc tính bằng một giờ chuẩn.
Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lƣờng khối lƣợng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích luỹ đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định của ngƣời học, đƣợc sử dụng trong đào tạo theo phƣơng thức tích lũy tín chỉ.
Mỗi tín chỉ đào tạo đƣợc quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành tại xƣởng, phịng thí nghiệm hoặc báo cáo thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngoài nhà trƣờng; 45 - 60 giờ làm báo cáo tiểu luận, các bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu đƣợc một tín chỉ ngƣời học phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Một tiết học có thời lƣợng 50 phút đƣợc tính bằng một giờ chuẩn.
Trong đào tạo theo phƣơng thức tích lũy mơ-đun hoặc tín chỉ, học phần đƣợc cấu trúc từ 2 đến 5 tín chỉ.
Có hai loại học phần khác nhau đƣợc áp dụng trong chƣơng trình đào tạo: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
Hiệu trƣởng quy định việc tính số giờ giảng dạy của giảng viên cho các học phần trên cơ sở số giờ giảng dạy trên lớp, số giờ thực hành, thực tập, số giờ chuẩn bị khối lƣợng tự học cho ngƣời học, đánh giá kết quả tự học của ngƣời học và số giờ tiếp xúc ngƣời học ngoài giờ lên lớp
Học phần bắt buộc là học phần bao gồm nội dung kiến thức, kỹ năng chủ yếu của mỗi chƣơng trình, bắt buộc ngƣời học phải tích lũy.
Học phần tự chọn là học phần bao gồm nội dung kiến thức, kỹ năng cần thiết để ngƣời học tích lũy đủ số học phần đƣợc quy định cho mỗi chƣơng trình và phù hợp với định hƣớng nghề nghiệp của ngƣời học. Ngƣời học đƣợc tự chọn học phần này theo hƣớng dẫn của trƣờng.
Thời gian học của 1 khoá đào tạo và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo của khóa học: từ 1,5 - 2 năm - Thời gian học tập chính quy: 68 tuần
- Thời gian tối thiểu thực học: 1625 giờ
- Thời gian ôn tập, kiểm tra kết thúc môn học/mô đun và thi tốt nghiệp là: 96 giờ
- Thời gian đào tạo các môn học chung : 255 giờ
- Thời gian đào tạo các môn học/mô đun đào tạo nghề: 1370 giờ - Tổng số giờ học lý thuyết: 488 giờ; Tổng số giờ thực hành:1041 giờ
Danh mục các môn học/ mô đun theo chƣơng trình đào tạo nghề bắt buộc:
Mã, MH,
MĐ
Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ) Tín chỉ Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các môn học chung 12 255 94 148 13
MH 01 Giáo dục Chính trị 2,0 30 15 13 2
MH 02 Pháp luật 1,0 15 9 5 1
MH 03 Giáo dục thể chất 1,0 30 4 24 2
MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 2,0 45 21 21 3
MH 05 Tin học 2,0 45 15 29 1
MH 06 Tiếng Anh 4,0 90 30 56 4
II Các môn học, mô đun đào tạo
nghề 58 1370 394 893 83
II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật
cơ sở 25 465 201 227 37
II.2 Các môn học, mô đun chuyên
môn nghề 33 905 193 666 46
TỔNG CỘNG 70 1625 488 1041 96
(Nguồn: Thông tư Ban hành Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng Bộ lao động – thương binh và xã hội) [5].