Thực hiện khảo sát về kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNNH hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 32 - 33)

4. Kiểm toán nội bộ

1.3.2.1. Thực hiện khảo sát về kiểm soát nội bộ

Hoạt động KSNB của đơn vị có ảnh hưởng quan trọng đến tính tin cậy của các thơng tin tài chính. Theo VSA 500, thử nghiệm kiểm sốt (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải xem xét sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng làm cơ sở cho việc đánh giá của mình về rủi ro kiểm soát.

- Khảo sát để đánh giá về khâu thiết kế, cụ thể là việc thiết kế các bước, các thủ tục kiểm soát đối với từng chu kỳ kinh doanh và lĩnh vực hoạt động cụ thể của đơn vị.

- Khảo sát về sự hoạt đông (vận hành) của các bước kiểm soát, các thủ tục kiểm soát gắn với từng khâu kiểm soát trong các chu kỳ kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của đơn vị.

Khi thực hiện khảo sát KSNB với các khoản phải thu, KTV cần chú ý các đặc điểm:

- Các khoản phải thu phát sinh với nhiều khách hàng, đối tượng khác nhau nên khi hoạch toán doanh nghiệp phải theo dõi nợ phải thu theo từng đối tượng, mỗi đối tượng có một mã số riêng để theo dõi tránh nhầm lẫn. Chỉ được bù trừ nợ phải thu với nợ phải trả của cùng một đối tượng khách hàng. - Các khoản phải thu cần được theo dõi chặt chẽ, phê duyệt đầy đủ đối với

các nghiệp vụ bán chịu, các khoản giảm trừ, giảm giá phải được xem xét cẩn thận bởi người có thẩm quyền. Thường xuyên đánh giá lại các khoản nợ phải thu đặc biệt là những khoản ít biến động để trích lập dự phòng, định kỳ đối chiếu công nợ với khách hàng … hạn chế gian lận, phát hiện sai sót nếu có để điều chỉnh.

Một số thử nghiệm kiểm sốt thơng dụng mà KTV có thể áp dụng:

- Chọn mẫu hóa đơn bán hàng, đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng để xem nghiệp vụ bán hàng có thực tế phát sinh và được tiến hành theo đúng quy trình hay không?

- Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với hóa đơn liên quan để xem có trường hợp nào hàng đã chuyển mà chưa lập hóa đơn không?

- Xem xét sự xét duyệt về hàng bán bị trả lại, hàng hư hỏng…

Kết quả của các khảo sát kiểm soát sẽ là căn cứ để KTV đánh giá lại rủi ro kiểm soát và định hướng lại các thử nghiệm cơ bản cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNNH hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)