4. Kiểm toán nội bộ
1.3.2.2. Thực hiện các khảo sát cơ bản
Thực hiện các thủ tục phân tích, đánh giá tổng quát
Trước khi tiến hành phân tích, KTV thực hiện kiểm tra sơ bộ về các số liệu của từng thơng tin tài chính bằng cách đối chiếu các sổ chi tiết với sổ tổng hợp, kiểm tra các đối ứng chủ yếu hay tham chiếu với các nguồn thông tin khác.
Các kỹ thuật phân tích cụ thể:
- Phân tích xu hướng: xem xét số liệu của từng chỉ tiêu tài chính trên BCTC để thấy sự biến động của số liệu thực tế so với kế hoạch hay dự toán
- Phân tích tỷ suất: thiết lập các tỷ suất tài chính dựa trên mối quan hệ của các chỉ tiêu tài chính để xem xét đánh giá sự biến động của tỷ suất
Các thủ tục phân tích thường áp dụng đối với khoản phải thu là:
- So sánh số liệu về các khoản phải thu kỳ này với số liệu kỳ trước; hoặc so sánh số liệu giữa các kỳ với nhau để xác định các biến động bất thường.
- So sánh số liệu về khoản phải thu thực tế phát sinh với số liệu dự toán, với định mức kế hoạch của đơn vị, hoặc với số liệu ước tính của kiểm tốn viên để xem có biến động bất thường vượt quá hoặc ít hơn nhiều so với kế hoạch hay không. - So sánh số liệu của đơn vị với số liệu của ngành (nếu có) để xem số liệu của đơn vị
có khác biệt quá nhiều so với ngành không?
- Tập hợp danh sách đối tượng có số dư khoản phải thu đối chiếu với sổ chi tiết, sổ tổng hợp và BCTC, và báo cáo kiểm toán năm trước. So sánh khoản phải thu kỳ này với kỳ trước để đánh giá tình hình và khả năng thu hồi nợ.
- Phân tích tuổi nợ và trích lập dự phịng phải thu khó địi. KTV phân tích tỷ trọng của các khoản phải thu, tuổi nợ và ước tính dự phịng phải thu khó địi để đánh giá khả năng thu hồi tính đúng đắn của việc trích lập dự phịng và ghi nhận khoản phải thu của doanh nghiệp.
- Tính và so sánh số ngày thu hồi nợ bình quân kỳ này với kỳ trước, so sánh số liệu chung của ngành, các doanh nghiệp khác có cùng quy mơ.
- So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng doanh thu của năm nay so với năm trước (toàn bộ các khách hàng và từng khách hàng), nếu có biến động lớn thì trao đổi với khách hàng về nguyên nhân của sự biến động này (sự thay đổi trong chính sách bán hàng, khả năng thanh toán của khách hàng...)
Trong q trình phân tích KTV cần lưu ý kết hợp kiểm tốn khoản phải thu với khoản mục có liên quan như doanh thu, thuế….Những biến động lớn, biến động bất thường của các thơng tin tài chính cần được tiếp tục điều tra làm rõ. Bên cạnh việc phân tích các thơng tin tài chính, KTV cũng cần chú ý đến các thơng tin phi tài chính có liên quan, bao gồm:
- Các điều kiện về hoạt động sản xuất kinh doanh: đặc thù ngành nghề, chính sách của Nhà nước, sức ép cạnh tranh…
- Các bất cập trong quản lý và kiểm soát nội bộ của bản thân đơn vị
Thực hiện thử nghiệm chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản là nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm tốn thích hợp để trực tiếp xác minh về các cơ sở dẫn liệu của q trình hạch tốn nghiệp vụ và tính tốn, tổng hợp số dư tài khoản. Cụ thể là xác minh chủ yếu về:
- Các nghiệp vụ có được tính tốn, đánh giá đúng đắn khơng?
- Các nghiệp vụ có được hạch tốn đầy đủ, kịp thời, đúng kỳ khơng?
- Số dư tài khoản có thực tế hiện hữu tại thời điểm lập BCTC, có thuộc quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khơng?
- Tính tốn, tổng hợp có đúng khơng, trình bày BCTC có đúng quy định khơng?
Bảng 1.3: Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản phải thu
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể đối với khoản phải thu
Phương pháp áp dụng
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Hiện hữu
Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính thực tế phải tồn tại, có thực, vào thời điểm lập báo cáo.
Xác nhận - Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản đối tượng công nợ.
- Gửi các yêu cầu xác nhận về các khoản phải thu tới những người mua hàng thường xuyên hoặc các khách hàng có số dư vượt quá .... (theo số tiền), có tuổi nợ vượt quá ... (theo tuổi nợ).
- Tính tổng số các khoản phải thu đã được xác nhận và so sánh với tổng số các khoản phải thu. Nếu có chênh lệch phải tìm lời giải thích.
- Nếu khoản phải thu khơng được xác nhận, thì tiến hành kiểm tra chi tiết khoản đó bằng thủ tục thay thế. Quyền
và nghĩa vụ
Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính đơn vị phải có quyền sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Xác nhận Xác minh tài liệu Chọn mẫu - Việc gửi xác nhận cũng đã là cách thức để xác nhận quyền, nghĩa vụ thanh toán giữa người mua, người bán.
- Xem xét chứng từ, hợp đồng, thỏa thuận bán hàng có đầy đủ yếu tố pháp lý, để xác nhận các khoản phải thu là của đơn vị hay không. Phát sinh Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét.
Chọn mẫu Xác minh số liệu
- Xem sổ kế tốn để tìm ra các giao dịch bất thường (đối ứng bất thường, nội dung bất thường...).
- Kiểm tra chứng từ và giải thích nội dung của các giao dịch này, xác định giá trị, xem xét yếu tố pháp lý..., và chỉ ra những điểm bất hợp lý, ảnh hưởng của nó.
Đầy đủ Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản công nợ phải thu đều được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ. Tính tốn Xác nhận
- Kiểm tra đối với các khách hàng có số dư Có. Thu thập các hợp đồng hoặc thỏa thuận bán hàng để kiểm tra tính hợp lý của các số dư này và đảm bảo rằng khơng có khoản nào đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu mà chưa được ghi nhận.
- Từ sổ chi tiết, kiểm tra một số số dư lớn có giá trị .... đối chiếu với các hợp đồng, thỏa thuận bán hàng, đối chiếu lại với sổ tổng hợp, để xác định mọi khoản phải thu đều hạch toán đầy đủ.
Đánh giá
Một khoản phải thu được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được thừa nhận). - Quy định về trích lập dự phịng - Quy định về đánh giá khoản phải thu có gốc ngoại tệ Tính tốn Chọn mẫu Xác minh số liệu
- Thu thập bảng phân tích tuổi nợ. Phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng trên tổng số dư các khoản phải thu. -> Đánh giá khả năng thu hồi của các cơng nợ.
- Xem xét việc lập dự phịng nợ phải thu khó địi của doanh nghiệp. Số trích lập có phù hợp với số phải thu hay khơng, có trích lập đúng theo quy định hay không. - Kiểm tra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp dụng tỷ giá khi hạch tốn các khoản cơng nợ.
- Kiểm tra việc đánh giá lại số dư các khoản cơng nợ có gốc ngoại tệ. Xác định chênh lệch tỷ giá phát sinh và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư.
Chính xác
Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến cơng nợ phải thu đều phải được ghi chép theo đúng giá trị của nó, được ghi nhận đúng niên độ, đúng khoản mục, đúng đối tượng, đúng tài khoản và đúng về toán học. Đối chiếu số liệu -> chính xác về niên độ.
- Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước, để xác định viêc kết chuyển số liệu. - Đối chiếu số dư chi tiết với thông tin trên các biên bản đối chiếu cơng nợ tại thời điểm khố sổ (nếu có).
- Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ kế toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin tới khả năng thanh tốn của cơng nợ. Đối chiếu số liệu, chọn mẫu - > tính chính xác cơ học
- Lập trang số liệu kế toán tổng hợp. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Thực hiện đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết cơng nợ với số liệu trên sổ kế tốn tổng hợp, sổ kế toán chi tiết
và BCTC -> Mọi số liệu bảng tổng hợp chi tiết công nợ khớp với số liệu trên sổ tổng hợp công nợ, và trên BCTC.
- Kiểm tra chọn mẫu các đối tượng ... (phát sinh lớn, bất thường, số dư lớn...), kiểm tra các định khoản trên sổ kế toán chi tiết và đối chiếu với các chứng từ kế toán để đảm bảo rằng các giao dịch được ghi nhận chính xác. Trình bày và công bố Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu được phân loại, diễn đạt, và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế tốn hiện hành.
- Kiểm tra trình bày các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán.
- Kiểm tra viêc phân loại khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn; phân loại phải thu khách hàng, nội bộ , phải thu khác có đúng theo quy định.
- Kiểm tra các chứng từ liên quan có theo mẫu qui định, có đầy đủ yếu tố pháp lý, hợp lệ.