Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNNH hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 102 - 106)

. Sổ cái và các sổ chi tiết theo dõi nợ phải thu, phải trả nội bộ

1 Không có vấn đề trọng yếu phát sinh

3.3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Hồn thiện thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích chỉ được sử dụng hạn chế trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, khi thực hiện kiểm tra tổng hợp số dư hay số phát sinh của các khoản mục, giúp định hướng khi xác định kích thước mẫu để thực hiện kiểm tra chi tiết, hầu hết các khoản mục luôn được kiểm tra chi tiết với số lượng mẫu lớn. Để có thể giảm bớt số lượng kiểm tra chi tiết và tiết kiệm thời gian, KTV nên sử dụng thủ tục phân tích nhiều hơn nữa.

Để thực hiện phân tích đối với khoản mục nợ phải thu, ngoài việc sử dụng các chỉ tiêu, số liệu được cung cấp bởi doanh nghiệp, KTV cũng nên sử dụng các, thơng tin tài liệu liên quan bên ngồi của các doanh nghiệp tiên tiến trong cùng ngành và số liệu tồn ngành để phân tích.

Mặt khác, KTV nên áp dụng phân tích tỷ suất số vịng quay khoản phải thu khách hàng. Nó thể hiện tốc độ biến khoản phải thu khách hàng thành doanh thu. Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng càng nhỏ chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng chậm và ngược lại. Sau đó KTV sẽ đối chiếu số liệu này với số liệu năm trước của đơn vị cũng như số liệu trung bình tồn ngành để đánh giá thực trạng thu hồi cơng nợ của khách hàng được kiểm tốn. Nếu số vịng thu q cao thì cũng đồng nghĩa với việc số lượng hàng bán và thời gian bán chịu giảm, điều này có thể ảnh

hưởng đến khối lượng tiêu thụ sản phẩm.Việc sử dụng tỷ suất này để phân tích sẽ giúp KTV giảm bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết, tránh lãng phí thời gian.

Hoàn thiện việc thiết kế và thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục nợ phải thu.

AASC đã thiết kế một chương trình kiểm tốn chi tiết cho các khoản nợ phải thu, tuy nhiên khơng phải khách hàng nào cũng thích hợp để áp dụng chương trình kiểm tốn đó. Vì thế, KTV cần có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm kinh doanh của khách hàng để có thể lập kế hoạch kiểm toán cụ thể đối với khách hàng đó dựa trên mẫu chung được thiết kế sẵn. Sau đó hướng dẫn lại cho các KTV cịn thiếu kinh nghiệm đối với loại hình đơn vị này các cơng việc cần thực hiện khi kiểm toán để thu thập được các bằng chứng hữu dụng, có độ tin cậy cao, làm giảm rủi ro kiểm toán và tiết kiệm thời gian.

Đối với việc kiểm tra bảng phân tích tuổi nợ, KTV khơng nên chỉ phỏng vấn khách hàng về thời gian phát sinh các khoản nợ vì những thơng tin thu thập đó có độ tin cậy khơng cao. Mà KTV cịn cần thu thập các hợp đồng từ đó có thể biết chính xác được thời gian phát sinh của các khoản nợ làm cơ sở cho việc trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi được chuẩn xác hơn. KTV khơng nên chỉ áp dụng cứng nhắc các quy định tại thơng tư 228-BTC mà cịn nên phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng để trích lập dự phịng. Cụ thể, với doanh nghiệp xây dựng có đặc điểm là thời gian thi cơng các cơng trình thường kéo dài nên thời gian thu hồi các khoản phải thu này cũng sẽ lớn, vì thế nếu chỉ áp dụng đúng theo thơng tư 228 thì sẽ khơng phù hợp.

Đối với kiểm tốn tài chính cũng như kiểm tốn khoản mục phải thu khách hàng thì kỹ thuật gửi thư xác nhận là một kỹ thuật rất quan trọng, góp phần thu được bằng chứng kiểm tốn chính xác, có độ tin cậy cao, giúp các KTV đưa ra các ý kiến hợp lý về khoản mục phải thu khách hàng. Do đó, nhà nước cần phải có quy định rõ ràng về việc các bên có liên quan có trách nhiệm cung cấp các thơng tin cần thiết, kịp thời cho KTV khi họ cần đến, có quy định xử phạt nghiêm minh cho các trường hợp câu kết giữa đơn vị đang được kiểm toán và bên thứ ba. Cần phải nâng cao trách nhiệm của KTV bằng cách gắn trách nhiệm đó với ý kiến mà họ đưa ra trong báo cáo kiểm tốn và Cơng ty kiểm tốn phải có trách nhiệm đối với báo cáo kiểm toán được phát hành, vì thế các Cơng ty kiểm tốn sẽ có trách nhiệm hơn đối với việc thu thập bằng chứng kiểm toán đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng. Nên kỹ thuật gửi thư xác nhận là một trong các kỹ thuật thu được các bằng chứng kiểm tốn có tính thuyết phục cao sẽ được xử dụng hợp lý hơn. Để đảm bảo rằng thu thập được các bằng chứng kiểm tốn có độ tin cậy cao thì KTV phải tăng cường kiểm sốt hơn nữa trong q trình gửi thư xác nhận. Cơng ty cũng nên thực hiện việc xác nhận số dư đối với các nghiệp vụ có số phát sinh lớn hoặc các số phát sinh không hợp lý hay các nghiệp vụ khơng có

đầy đủ chứng từ…vì nếu các nghiệp vụ này có sai phạm sẽ làm ảnh hưởng đến số dư của khoản mục phải thu cũng như các số dư của các khoản mục khác trong báo cáo tài chính. Phải có biện pháp hạn chế tối đa việc thu hồi không kịp các thư xác nhận mà nguyên nhân chủ yếu là do giới hạn về thời gian phát hành báo cáo kiểm toán cho đơn vị được kiểm tốn có thể bằng cách gọi điện hoặc gửi mail giục các bên thứ ba nhanh xác nhận. Ngồi ra để tránh việc khơng thu hồi kịp thư xác nhận KTV nên gửi thư xác nhận đối với số dư các tài khoản trước khi cuộc kiểm tốn chính thức bắt đầu, KTV cũng có thể gửi thư xác nhận lần hai, hoặc nếu vẫn khơng nhận được thư xác nhận thì khi tiến hành cuộc kiểm tốn chính thức, KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế cho các khoản mục này. Do đó, KTV cần phải có kế hoạch gửi thư xác nhận hợp lý để có bằng chứng kiểm tốn có độ tin cậy cao với chi phí thấp nhất. Để việc thu hồi thư xác nhận được diễn ra một cách thuận lợi nhất KTV nên có kế hoạch liên lạc trước với ban giám đốc của cơng ty khách hàng.

Trong q trình kiểm tốn khoản mục phải thu, KTV nên tăng cường thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. Kiểm toán viên không chỉ chọn các nghiệp vụ mà theo kinh nghiệm của mình là nó có khả năng xảy ra sai phạm mà còn nên tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết theo các phương pháp khoa học như chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất. Khi đó mẫu được chọn sẽ có tính đại diện cao cho tổng thể các nghiệp vụ. Các KTV sẽ có khả năng phát hiện ra các sai phạm từ mẫu này.

KẾT LUẬN

Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì nhu cầu về dịch vụ kiểm tốn trở nên tất yếu. Cũng từ đó ngành kiểm tốn Việt Nam liên tục phát triển cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên đây là lĩnh vực mới nên cơng tác kiểm tốn cịn gặp nhiều khó khăn. Sau bốn tháng thực tập tại AASC em đã thấy được tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt là khoản mục phải thu trong kiểm tốn BCTC góp phần quan trọng trong việc hoàn thành và nâng cao chất lượng kiểm tốn.

Tìm hiểu quy trình kiểm tốn khoản mục phải thu của AASC tại khách hàng em đã hiểu rõ hơn việc thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu và những khó khăn gặp phải trong q trình kiểm tốn. Từ đó em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hồn thiện quy trình kiểm tốn khoản mục phải thu.

Với khả năng kiến thức thực tế cũng như kinh nghiệm cịn nhiều hạn chế nên chun đề của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý, đánh giá của các thầy cô và các bạn.

Một lần nữa em xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới thầy Ngô Thế Chi cùng các anh chị công ty Công ty TNHH Hãng kiểm tốn AASC đã giúp em hồn thành bài Khoá luận tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNNH hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)