Giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 26 - 32)

1.2. Một số khái niệm công cụ nghiên cứu đề tài

1.2.5. Giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là tập hợp các hoạt động giáo dục giúp cho các trẻ trong độ tuổi từ 03 đến 72 tháng đạt được sự phát triển toàn diện, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi trên 5 lĩnh vực sau:

1.2.5.1. Giáo dục thể chất

Đây là một bộ phận không thể thiếu của GDMN. Nó giúp cho trẻ mầm non có sự phát triển tồn diện. Nó là nền tảng ban đầu để thực hiện mục tiêu GDMN cũng như góp phần hoàn thiện nhân cách cho trẻ mầm non. Sự phát triển thể chất của trẻ trong độ tuổi mầm non đặt cơ sở cho sự phát triển thể chất suốt cuộc đời sau này của đứa trẻ đồng thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển tâm lý và nhân cách của trẻ.

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong giai đoạn này cơ thể trẻ phát triển mạnh, các bộ máy sinh học của cơ thể trẻ đang trong thời kỳ hoàn thiện. Nếu khơng được chăm sóc, giáo dục đúng cách thì trẻ lớn lên sẽ nguy cơ phải gánh chịu các tật về hình thể tạo ra các mặc cảm về mặt tâm lý, và ngược lại nếu trẻ có một cơ thể khỏe mạnh thì trẻ sẽ dễ thành cơng trong các hoạt động.

Giáo dục thể chất trong trường mầm non có các nhiệm vụ như sau:

Bảo vệ, tăng cƣờng sức khỏe trẻ: Giúp trẻ có một cơ thể phát triển hài

hịa, cân đối, có khả năng đề kháng cao, thích ứng được với các thay đổi của thời tiết, môi trường. Cô giáo cần phải thiết kế và tổ chức cơng tác chăm sóc sức khỏe, luyện tập thể chất cho trẻ hàng ngày một cách hợp lý.

Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo và các phẩm chất vận động ban đầu cho trẻ: Bao gồm các kỹ năng vận động cơ bản như đi, chạy, bò, ném,

tung, bắt...Các phẩm chất thể lực bao gồm nhanh, mạnh, khéo léo, dẻo dai...Việc tổ chức cho trẻ rèn luyện thể chất với các hình thức và phương pháp hợp lý sẽ khiến cho trẻ có được một cơ thể phát triển cân đối, hài hịa, sức đề kháng tốt, cơ thể trẻ có khả năng thích nghi với sự thay đổi của mơi trường xunh quanh.

Giáo dục, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh văn hóa: Trong nhà

trường mầm non với nội dung giáo dục thể chất còn bao gồm cả việc dạy trẻ các kỹ năng, kỹ xảo trong việc giữ vệ sinh thân thể như biết rửa mặt, rửa tay, đánh răng... trẻ được rèn luyện nếp sống văn hóa như ăn ngủ đúng giờ, cất dọn đồ dùng đúng nơi quy định. Cần thực hiện nhiệm vụ này một cách nghiêm túc bởi việc giáo dục kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh văn hóa chính là giáo dục cho trẻ biết tự chăm sóc bản thân, tự bảo vệ cơ thể mình và giúp cho việc tăng cường sức khỏe của trẻ đạt hiệu quả cao.

1.2.5.2. Giáo dục trí tuệ

Giáo dục trí tuệ là hệ thống các tác động sư phạm có tổ chức nhằm hình thành và phát triển những tri thức, kỹ năng mà thơng qua đó giúp trẻ em mở rộng được các vốn kinh nghiệm sống, nâng cao năng lực sáng tạo của trẻ. Giáo dục trí tuệ tạo ra các cơ sở đầu tiên giúp trẻ hiểu biết một cách đúng đắn về các hiện tượng xung quanh và các mối liên hệ giữa chúng.

Giáo dục trí tuệ sẽ giúp đứa trẻ hình thành năng lực độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức, học tập ở mỗi cá nhân trẻ. Đồng thời giáo dục trí tuệ mang lại cho trẻ mầm non những hiểu biết sơ đẳng về thế giới xung quanh, bước đầu hệ thống hóa các tri thức đó và phát triển hoạt động tư duy tích cực ở trẻ.

Giáo dục trí tuệ là hoạt động đặt cơ sở cho việc hình thành những biểu tượng, khái niệm. Thơng qua hoạt động giáo dục trí tuệ sẽ hình thành ở trẻ nhiều nét tính cách cá nhân như trung thực, thật thà, kiên trì...đồng thời với điều đó, hệ thống các biểu tượng, tri thức sơ đẳng về thế giới xung quanh mà trẻ tiếp nhận được qua giáo dục trí tuệ sẽ tạo ra những tiền đề, cơ sở giúp cho trẻ phát triển năng lực về thẩm mỹ bởi các giá trị thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ được hình thành và chịu sự chi phối của vốn tri thức mà trẻ có được.

Giáo dục trí tuệ trong trường mầm non có các nhiệm vụ như sau:

Giúp trẻ hình thành các biểu tƣợng ban đầu về thế giới xung quanh và về bản thân: Thơng qua các nội dung giáo dục trí tuệ trong trường mầm

non sẽ giúp trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về thế giới xung quanh (tự nhiên, xã hội và con người) từ đó sẽ hình thành ở trẻ thái độ đúng đắn về thế giới xung quanh. Qua việc giáo dục trí tuệ cho trẻ chúng ta sẽ giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh từ đó khả năng ngơn ngữ của trẻ được phát triển, cùng với điều đó tri giác của trẻ thêm rõ ràng hơn. Nhiệm vụ của nhà trường mầm non là giúp trẻ làm phong phú thêm về vốn sống, tăng dần sự hiểu biết của

trẻ từ đơn giản đến phức tạp và giúp trẻ phát triển mối quan hệ của mình với xã hội.

Phát triển các quá trình tâm lý nhận thức: Đây là một nhiệm vụ hết

sứ quan trọng của việc giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non. Thơng qua q trình giáo dục trí tuệ cho trẻ, chúng ta giúp trẻ phát triển các quá trình tâm lý nhận thức như: cảm giác, tri giác, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ.... Các trường mầm non cần đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục cảm giác, tri giác cho trẻ một cách có hệ thống từ dễ đến khó, từ các hiện tượng đơn giản đến phức tạp thơng qua đó từng bước nâng cao chất lượng các quá trình cảm giác và tri giác của trẻ. Trong quá trình phát triển các quá trình tâm lý nhận thức, giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non cịn giúp trẻ hình thành các năng lực ban đầu, nền tảng về khả năng ghi nhớ, ghi nhớ có chủ định, hình thành được trí tưởng tượng cần thiết cho mọi hoạt động sáng tạo trên cơ sở phát triển từ quá trình tưởng tượng tái tạo ban đầu ở trẻ.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Ngôn ngữ là phương tiện để truyền tải thông tin, để chiếm lĩnh và tiếp thu các kinh nghiệm sống. Trong quá trình giáo dục trí tuệ cho trẻ chúng ta cần giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt ý nghĩ, tư duy và giao tiếp lẫn nhau. Thơng qua ngơn ngữ, trẻ có thể lĩnh hội được các kiến thức mới, chia sẻ, trao đổi với cô và bạn.

Phát triển tính ham hiểu biết và những phẩm chất trí tuệ: Ở độ tuổi

trẻ mầm non, các bé thường hay đặt ra các câu hỏi rất ngây thơ nhưng đó chính là thể hiện cho nhu cầu tìm tịi và khám phá thế giới xung quanh của mình. Quá trình giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non cần tập trung giúp trẻ tăng cường nhu cầu ham hiểu biết của trẻ, hướng dẫn trẻ tự trải nghiệm và lĩnh hội các tri thức và phát triển các kỹ năng, phẩm chất trí tuệ như sự nhanh nhạy, khả năng đánh giá các sự vật hiện tượng, khả năng sử dụng các biện pháp để tìm hiểu và lĩnh hội tri thức, khả năng giải quyết vấn đề, biết phân tích, so sánh các sự vật...Chính các kỹ năng này là các thành phần tạo ra nhận thức,

chúng sẽ giúp cho trẻ em nắm vững được các tri thức trong suốt q trình giáo dục trí tuệ trong nhà trường mầm non.

1.2.5.3. Giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức là một hoạt động nhằm xây dựng cho trẻ em những nét tính cách, phẩm chất đạo đức và bồi dưỡng cho trẻ những tiêu chuẩn, quy tắc hành vi quy định thái độ của chúng đối với nhau, đối với gia đình, đối với mọi người xung quanh và đối với quốc gia.

Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của việc đào tạo nhân cách con người, hình thành những cơ sở ban đầu, tạo tiền đề cho bộ mặt nhân cách sau này khi trẻ trưởng thành. Chính vì lẽ đó, giáo dục đạo đức trong chương trình GDMN có một vai trị hết sức to lớn trong việc tạo ra một con người phát triển hoàn thiện. Đây là độ tuổi sẽ tiếp thu những kinh nghiệm đầu tiên về hành vi và những tiêu chuẩn đạo đức của xã hội, là giai đoạn vàng tạo ra các nền móng cho sự phát triển nhân cách của mỗi con người sau này. Chính vì vậy cần có một sự giáo dục đúng đắn bởi điều đó sẽ giúp hạn chế sự tích lũy các kinh nghiệm tiêu cực, ngăn sự phát triển các kỹ xảo, thói quen, hành vi xấu là những điều kiện tạo ra nguy cơ hình thành những phẩm chất đạo đức không tốt sau này ở trẻ.

Giáo dục đạo đức trong nhà trường mầm non có các nhiệm vụ như sau:

Giáo dục tình cảm đạo đức ban đầu cho trẻ: Đây được xem là một

nhiệm vụ quan trọng trong số các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non bởi đối với trẻ lứa tuổi mầm non thì tình cảm đóng một vai trị hết sức quan trọng, nó là động cơ cho mọi hành vi của trẻ. Thơng qua giáo dục tình cảm đạo đức chúng ta sẽ giáo dục thái độ hành vi đúng đắn cho trẻ. Trẻ mầm non rất nhạy cảm và dễ bị chi phối bởi tình cảm. Vì lẽ đó, chúng ta cần giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ, nó là tiền đề để hình thành các giá trị khác.

Giáo dục các thói quen hành vi đạo đức: Một trong các đặc điểm của

tự giác của mình, và trẻ cũng chưa hiểu bản chất nội dung đạo đức của hành vi của mình, điều này dẫn đến trẻ thực hiện các hành vi xấu mà khơng hề biết đó là hành vi khơng chuẩn mực, ví dụ như trẻ bắt chước người lớn nói tục, mắng bạn... Chính vì vậy, khi giáo dục đạo đức cho trẻ chính là chúng ta đang phải giáo dục tạo ra thói quen hành vi đạo đức

1.2.5.4. Giáo dục thẩm mỹ

Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là hệ thống các tác động sư phạm nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non. Đó là việc tổ chức q trình sư phạm nhằm hình thành ở trẻ tình cảm thẩm mỹ, khả năng nhận xét, đánh giá và năng lực hiểu biết về cái đẹp trong cuộc sống hiện thực xung quanh (trong thiên nhiên, trong lao động, trong các hành vi quan hệ xã hội, trong mọi người) và trong nghệ thuật. Đồng thời cũng qua hoạt động giáo dục thẩm mỹ chúng ta hình thành ở trẻ mầm non nhu cầu, hứng thú và năng lực tạo ra cái đẹp phù hợp với quy luật.

Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mầm non. Trẻ mầm non là giai đoạn mà thế giới nội tâm đang phát triển rất nhạy cảm. Trẻ mầm non thường rất dễ xúc cảm với các sự vật hiện tượng ở thế giới xung quanh mình. Thơng qua việc giáo dục thẩm mỹ mà trẻ có được các cảm thụ thẩm mỹ và nhận thức sâu sắc hơn những hiện tượng của cuộc sống. Qua đó mở rộng tầm nhìn cho trẻ về thế giới xung quanh. Việc tạo điều kiện cho trẻ sớm tiếp xúc với cái đẹp sẽ giúp cho trẻ có những xúc cảm tốt với cuộc sống, đời sống tinh thần sẽ thoải mái, trẻ phát triển hài hòa và ngược lại.

Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường mầm non có các nhiệm vụ như sau:

Hình thành và phát triển tri giác thẩm mỹ cho trẻ mầm non: Bản

thân do đặc điểm của lứa tuổi nên trẻ mầm non rất hứng thú với những đồ vật đồ chơi có màu sắc tươi sáng, sống động, các bài hát có giai điệu nhẹ nhàng,

tươi vui. Tuy nhiên, việc trẻ say sưa chơi với các đồ vật đẹp, say sưa lắng nghe các bài hát có giai điệu tươi vui...chỉ là biểu hiện ban đầu của hứng thú nhận thức. Lúc này, giáo dục thẩm mỹ cần giúp trẻ biến quá trình chuyển từ sự đáp ứng theo bản năng sang sự tri giác có ý thức về cái đẹp. Từ đó giúp trẻ phát triển hứng thú, cảm xúc thẩm mỹ đối với một số dạng nghệ thuật như âm nhạc, thơ, tạo hình... thơng qua giáo dục thẩm mỹ chúng ta dẫn dắt trẻ đi từ sự tri giác cái đẹp, từ những xúc cảm tích cực với nó đến chỗ hiểu và hình thành các khái niệm, biểu tượng về cái đẹp.

Hình thành bƣớc đầu ở trẻ và phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ và hứng thú nghệ thuật: Thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật trẻ được nghe những giai điệu ngọt ngào, những câu thơ, khúc nhạc, những câu ca dao, tục ngữ trữ tình, có tính giáo dục cao...nhờ vậy trẻ hình thành được cho mình các xúc cảm thẩm mỹ. Trên cơ sở đó phát triển ở trẻ các năng lực thẩm mỹ, tính tích cực trong sáng tạo về ý thích cá nhân của trẻ, đồng thời cũng giáo dục cho trẻ về thái độ quan điểm thẩm mỹ với thế giới xung quanh.

Bƣớc đầu giáo dục thị hiếu thẩm mỹ và phát triển năng lực sáng tạo ở trẻ: Trong nhà trường mầm non trẻ được học cách phân biệt giữa cái đẹp và cái khơng đẹp. Chúng ta có thể giúp trẻ hình thành các cơ sở thị hiếu thẩm mỹ thơng qua việc tìm hiểu các tác phẩm văn học thiếu nhi, tìm hiểu âm nhạc, hội họa. Trẻ học được cách yêu cái đẹp xung quanh theo cách của trẻ. Đồng thời với việc đó chúng ta cũng giúp trẻ biết cách bảo vệ cái đẹp xung quanh mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 26 - 32)