Tổ chức, chỉ đạo xây dựng môi trường học tập theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 91 - 94)

khuyến khích sự sáng tạo trẻ trong q trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Trẻ mầm non học tập, lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng qua các hoạt động vui chơi. Mơi trường học tập của trẻ đóng vai trị quan trọng trong việc khai thác và khơi gợi được tính sáng tạo của trẻ cũng như động viên trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động giáo dục. Mục đích của biện pháp này là chỉ đạo việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ, tạo ra một môi trường giáo dục trẻ theo hướng mở, có khả năng khai thác, khơi gợi tính chủ động,

sáng tạo của trẻ. Trên cơ sở đó sẽ từng bước nâng dần chất lượng của công tác giáo dục trẻ các độ tuổi.

3.2.3.2. Nội dung thực hiện

Rà sốt, lập phương án bố trí các góc trong từng nhóm lớp theo đúng quy chế chun mơn. Đảm bảo xây dựng các góc tĩnh, động theo đúng quy định phù hợp cho từng độ tuổi bởi từng độ tuổi trẻ sẽ có các hình thức trang trí phù hợp căn cứ vào hoạt động chủ đạo của mình.

Căn cứ nội dung Thơng tư 13 của Bộ GD& ĐT để xác định các nguyên vật liệu, các đồ dùng khơng có khả năng gây mất an toàn cho trẻ, đáp ứng đúng các yêu cầu trong Thông tư để lên danh sách các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi có thể sử dụng trong việc tạo các góc mở cho trẻ hoạt động.

Căn cứ vào danh mục các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học với các quy cách, thông số kỹ thuật được yêu cầu trong Thông tư 02 của Bộ GD&ĐT, các nhóm lớp lập các kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ đề, chủ điểm với các loại hình và mục đích sử dụng cụ thể, trong từng hoạt động cụ thể của cô và trẻ. Trên cơ sở đó, có kế hoạch sưu tầm các nguyên vật liệu hoặc huy động từ phía các phụ huynh để các đồ dùng, đồ chơi có tính đa dạng, phong phú.

Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn thu chi liên quan đến công tác mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học để ước tính và lập kế hoạch mua sắm, đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho công tác thiết kế tạo môi trường học tập cho trẻ đảm bảo đúng quy định hướng dẫn, đủ đồ dùng cho việc tổ chức hoạt động giáo dục cho cô và trẻ.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Thực hiện nghiêm túc các quy định của cấp học trong việc bố trí các góc trong lớp như phân chia diện tích lớp thành các khu vực phù hợp để bố trí các góc, xen kẽ tĩnh động hợp lý, đảm bảo sạch sẽ thống mát, đủ khơng gian, ánh sáng cho các góc học tập, góc thư viện, đồng thời nghiên cứu tìm hiểu và

cố gắng bố trí các góc theo hướng mở phù hợp với từng chủ đề, trẻ sẽ được cung cấp các các nguyên vật liệu thô để chủ động trải nghiệm, sáng tạo ra các sản phẩm như ý muốn, theo trí tưởng tượng của trẻ chứ khơng phải là những sản phẩm hoàn thiện cho trẻ do cô làm và bài trí để trẻ chơi một cách thụ động theo định hướng của cô.

Với các đặc điểm của từng lứa tuổi riêng biệt tính từ tuổi ấu nhi (24-36 tháng) đến các độ tuổi mẫu giáo bé (3-4 tuổi), mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi), mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) chúng ta cần phải xác định rõ các hoạt động giáo dục chủ đạo phù hợp với từng lứa tuổi như với trẻ ấu nhi thì là hoạt động giáo dục được truyền tải qua các hoạt động với đồ vật. Vì vậy trong mơi trường lớp học, góc được ưu tiên đó là các góc hoạt động với đồ vật, bé chơi với hình và mầu...tương tự như vậy với các bé ở độ tuổi mẫu giáo thì hoạt động giáo dục chủ yếu tập trung ở các hoạt động chơi đóng vai theo chủ đề. Vì vậy mơi trường trong lớp là phải có các góc mơ phỏng cho các hoạt động ngồi xã hội với các vai chơi để trẻ tưởng tượng và thực hiện. Tại các góc, chúng ta cần phải bố trí các đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị mô phỏng các hoạt động, làm rõ nét đặc trưng của vai chơi và có

khơng gian cho việc chơi - tập của trẻ.

Bên cạnh đó, nhận thức được một thực tế khoa học là tư duy của trẻ là loại hình tư duy sao chép, hầu hết các tri thức trẻ tích lũy được đều thơng qua các hành vi quan sát trực quan để giúp cho trẻ tư duy khái quát hình thành ý niệm (trực quan – hình tượng), vì vậy với mỗi chủ đề, giáo viên chủ nhiệm của các nhóm lớp căn cứ vào các hướng dẫn trong chương trình GDMN để xây dựng hệ thống các chủ đề, chủ điểm cùng với danh mục các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động cho trẻ nhằm để giúp cho trẻ tri giác được các sự việc, sự vật, hiện tượng xung quanh một cách trọn vẹn, đầy đủ nhằm giúp trẻ hình thành khái niệm một cách dễ dàng và trọn vẹn nhất từ đó trẻ mới có thể phát huy sự sáng tạo của mình.

Điều này cũng đặt ra yêu cầu các giáo viên phải luôn luôn vận động, theo sát và tư duy cùng với trẻ để tạo ra các tình huống, tạo ra mơi trường phù hợp với trẻ để thực sự phát triển được tính tích cực, sáng tạo của mình. Đồng thời các nhà quản lý cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên có thể triển khai các hoạt động giáo dục trẻ một cách sáng tạo nhất bằng cách tạo mọi điều kiện về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất để việc tạo ra mơi trường học tập cho trẻ được thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 91 - 94)