Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 77 - 80)

2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non tạ

2.3.4.Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ

trường mầm non Ánh Dương

2.3.4.1. Những ƣu điểm

Công tác quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường mầm non Ánh Dương đã được thực hiện đúng với các chức năng của công tác quản lý. Việc xây dựng kế hoạch hàng năm được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Việc làm này khiến cho các hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường được kế hoạch hóa, tránh những hoạt động mang tính bột phát, tránh được những hoạt động phát sinh ngồi kế hoạch khơng kiểm sốt được.

Việc quản lý công tác phối kết hợp giữa các lực lượng trong q trình thực hiện cơng tác giáo dục mầm non cũng đã được nhà trường đặc biệt quan tâm. Dần dần, các cấp, ngành, các cơ quan đồn thể tại địa phương, gia đình các bé hiện đang theo học tại trường đều đã có những nhận thức mới về vị trí của mình trong cơng tác giáo dục trẻ mầm non. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai nghiêm túc tạo ra một cơ chế phối kết hợp hiệu quả, từng bước gây dựng được mỗi quan hệ, liên kết hiệu quả giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong đó nhà trường đóng vai trị là cầu nối để trẻ em được chăm sóc,

giáo dục và phát triển hồn thiện dần nhân cách của mình để từ mơi trường gia đình đi ra mơi trường xã hội trở thành các cơng dân có ích.

Cơng tác kiểm tra, đánh giá với vai trị quan trọng của mình trong chu trình quản lý giáo dục tại nhà trường đã được thực hiện nghiêm túc. Hàng năm, các kế hoạch kiểm tra nội bộ đều đã được xây dựng trên cơ sở những nội dung, mục tiêu trong kế hoạch hoạt động đã được xây dựng từ đầu năm. Nhà trường đã đề ra kế hoạch kiểm tra nội bộ với các tiêu chí đánh giá cụ thể trên từng lĩnh vực. Các CB, GV, NV nhà trường đều được thông báo cụ thể về kế hoạch kiểm tra, đánh giá, các tiêu chí và lĩnh vực kiểm tra. Nhờ vậy công tác kiểm tra, đánh giá cũng đã đi được vào các hoạt động của nhà trường. Khi tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, các giáo viên trong trường đã có được khung tham chiếu, các tiêu chí làm thước đó để định hướng cho hoạt động giáo dục trẻ của mình.

Như vậy, hiện nay đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường mầm non Ánh Dương đã có những ưu điểm và kết quả nhất định. Các hoạt động giáo dục trẻ đã được lên kế hoạch đầy đủ với các nội dung và mục tiêu rõ ràng. Các điều kiện để đảm bảo cho hoạt động được diễn ra đều đã được đảm bảo đầy đủ. Định kỳ các hoạt động kiểm tra, đánh giá được lên kế hoạch thực hiện nghiêm túc với các hình thức linh hoạt. Tất cả những hoạt động quản lý đó đã giúp cho nhà trường hồn thành các nhiệm vụ, mục tiêu của công tác giáo dục trẻ.

2.3.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trong công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường mầm non Ánh Dương thì vẫn cịn tồn tại những hạn chế thể hiện từ cả nhận thức của các đối tượng tham gia công tác quản lý giáo dục, đến việc thực hiện các chức năng quản lý như kế hoạch hóa, kiểm tra đánh giá, điều hành, chỉ đạo....

Vẫn cịn tình trạng nhận thức sai lệch về đặc điểm của chương trình giáo dục mầm non. Bản thân một số cán bộ quản lý, giáo viên, các bậc phụ huynh chưa nhận thức được tính ưu việt của chương trình GDMN là giúp cho trẻ được phát triển đầy đủ trên cả 4 lĩnh vực: thể chất, trí tuệ, đạo đức và thẩm mỹ. Đồng thời chưa nhận thức được một điều rằng chương trình giáo dục mầm non với các nội dung, hình thức, phương pháp được thiết kế khá linh hoạt sẽ tạo điều kiện cho gia đình và nhà trường có điều kiện tốt hơn trong việc phối kết hợp để nuôi dạy trẻ.

Khi tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ trong nhà trường thì các mục tiêu đặt ra chưa hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn. Khi đánh giá về thực trạng công tác quản lý tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường số liệu thu về cho thấy rằng, việc tổ chức các hoạt động giáo dục chưa xuất phát từ nhu cầu hoặc kinh nghiệm cá nhân của trẻ, điều này sẽ khiến cho các hoạt động giáo dục sẽ không bám sát mục tiêu và các yêu cầu về chuẩn phát triển cho trẻ. Hiệu quả của hoạt động giáo dục cũng sẽ theo thế mà khơng cao.

Bên cạnh đó, cơng tác kiểm tra đánh giá đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ đã được thực hiện nghiêm túc, tuy nhiên các hình thức kiểm tra đánh giá vẫn bị đánh giá là thiếu linh hoạt, mang tính hình thức, khiên cưỡng. Chính thực trạng này dẫn tới việc đối với công tác kiểm tra đánh giá, các CB, GV, NV nhà trường ln cảm thấy áp lực, khơng thật sự đón nhận với tinh thần học tập mà khá căng thẳng. Điều này cũng khiến cho việc định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục trẻ để tìm ra các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục gặp nhiều hạn chế.

Đối với việc quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong thực hiện cơng tác giáo dục trẻ nhà trường cũng đã có những kết quả khả quan. Vai trị và vị trí của các lực lượng trong tồn bộ q trình giáo dục trẻ cũng đã được nhận thức khá tốt. Tuy nhiên hiệu quả của việc phối kết hợp các lực lượng chưa thật sự cao như mong muốn.

Những vấn đề còn tồn tại trên đặt ra một nhu cầu cấp thiết là phải đề ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 77 - 80)