Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục trẻ mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 60 - 63)

2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non tạ

2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục trẻ mầm non

63.3% 13.30% 23.4% Quan trọng Không quan trọng Không ý kiến

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của CB, GV, phụ huynh về hoạt động GDMN đối với sự phát triển của cá nhân

Đánh giá về nhận nhận thức của CB, GV và phụ huynh về hoạt động giáo dục mầm non đối với sự phát triển của các cá nhân chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với tổng số là 150 đối tượng gồm có 10 cán bộ quản lý, 30 giáo viên và 110 phụ huynh hiện có con theo học tại nhà trường và thu được kết quả như sau:

Kết quả khảo sát tại biểu đồ 2.1 cho thấy. Phần lớn đối tượng được khảo sát nhận thức đúng vai trò của giáo dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ (chiếm 63,3%). Tuy nhiên, vẫn còn 23,4% đối tượng tham gia khảo sát chưa nhận thức đúng vai trò của giáo dục mầm non. Thực trạng này cho thấy có sự hạn chế về nhận thức của từ đội ngũ cán bộ quản lý tới các bậc phụ huynh khi đánh giá về vị trí, vai trị của hoạt động GDMN đối với sự phát triển của các cá nhân. Chính sự hạn chế về nhận thức này đặc biệt trong số đó có cả đội ngũ cán bộ quản lý, của các giáo viên là những người trực tiếp làm công tác tổ chức hoạt động GD trẻ đã khiến cho việc tổ chức các hoạt động GDMN trong nhà trường có những sai lệch trong q trình thực hiện và dẫn tới hiệu quả không cao.

Khảo sát ý kiến đánh giá của các đối tượng tham gia nghiên cứu về chương trình giáo dục mầm non hiện nay phần lớn các đối tượng được khảo sát đều đã đánh giá đúng về đặc điểm của chương trình GDMN hiện nay đang được Bộ GDĐT áp dụng trong các nhà trường. Có 72,7% trong số các đối tượng tham gia khảo sát đã ý thức được rằng chương trình GDMN hiện nay có những nội dung phong phú, phù hợp với độ tuổi trẻ mầm non cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối kết hợp gia đình và nhà trường trong hoạt động giáo dục trẻ. 78% cho rằng chương trình GDMN được xây dựng với các nội dung, mục tiêu phù hợp giúp trẻ phát triển trên các lĩnh vực như thể chất, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, nhận thức. Đồng thời chỉ có 68% các đối tượng tham gia khảo sát cho rằng với chương trình GDMN hiện nay thì trẻ được thực hành, luyện tập và trải nghiệm để lĩnh hội kiến thức

Bảng 2.2. Quan điểm về chƣơng trình giáo dục mầm non hiện nay Stt Nội dung Đúng (%) Không đúng (%) Không ý kiến (%)

1. Có nội dung phong phú, hợp lý và phù

hợp với trẻ 72,7 22,0 5,3

2. Gia đình và nhà trường có điều kiện thuận lợi trong việc phối kết hợp để giáo dục trẻ

72,7 24,0 3,3

3. Trẻ được thực hành, luyện tập và trải

nghiệm để lĩnh hội kiến thức 68,0 25,3 6,7

4. Trẻ được phát triển đầy đủ trên cả lĩnh vực : thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ

78,0 14,7 7,3 Bên cạnh đó vẫn cịn một số người có những lệch lạc trong nhận thức về chương trình GDMN hiện nay. Có tới 24% số CB, GV và phụ huynh học sinh không đồng ý với quan điểm cho rằng với chương trình GDMN hiện nay gia đình và nhà trường có điều kiện thuận lợi để phối kết hợp để giáo dục trẻ, có tới 25,3% khơng nhận thức được và chưa đồng ý với nội dung cho rằng với chương trình GDMN hiện nay trẻ được thực hành, luyện tập và trải nghiệm để lĩnh hội kiến thức.

Sở dĩ có tình trạng như vậy là do đội ngũ quản lý, giáo viên và các bậc phụ huynh chưa được tiếp cận một cách đúng đắn, đầy đủ về mặt lý luận cũng như thực tiễn đối với chương trình GDMN. Bản thân họ vẫn cịn mơ hồ và lẫn lộn giữa chương trình GDMN và chương trình đổi mới được áp dụng trước đây vì vậy họ không xác định được tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường cũng như nhận thức được chương trình GDMN hiện nay khi thiết kế các nội dung, mục tiêu, các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục trẻ đã giúp tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các gia đình cùng tham gia hoạt động giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, đội ngũ CB, GV vẫn chưa thốt khỏi hoàn toàn tư duy và các tiếp cận GDMN của chương trình đổi mới nên chưa thực sự nhận thức được phương pháp được đưa ra trong chương trình GDMN

mang tính tích cực cao, nếu áp dụng triệt để sẽ giúp cho trẻ được thực hành, luyện tập và trải nghiệm để lĩnh hội kiến thức theo cách phù hợp với các nội dung kiến thức, kỹ năng được đặt ra trong chương trình GDMN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 60 - 63)