Xây dựng kếhoạch quản lý hoạt động giáo dục trẻ trong nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 85 - 89)

phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Xây dựng một lộ trình phát triển chung với các nội dung, mục tiêu cụ thể đối với hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường. Xây dựng các tiêu chí làm định hướng giúp cho các CB, GV có thể từ đó thiết kế các hoạt động giáo dục trẻ có hiệu quả, đồng bộ và gắn với các tình hình thực tế chung của nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện

Hàng năm, nhà trường cần thực hiện xây dựng kế hoạch năm hoạch, kế hoạch hoạt động giáo dục trên cơ sở số lượng trẻ, cơ cấu nhóm lớp, số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành quản lý.

Trên cơ sở số lượng trẻ được phép tiếp nhận tương ứng với điều kiện cơ sở vật chất, trường sở của mình thì nhà trường xây dựng các kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục trẻ cho phù hợp. Chỉ đạo các tổ khối chuyên môn xây dựng các mục tiêu giáo dục trên cơ sở Thơng tư.....về chương trình GDMN. Xây dựng hệ thống chủ đề, chủ điểm theo phiên chế năm học được quy định tại các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn của Sở GD& ĐT Hà Nội, của Phịng GD& ĐT Hà Đơng.

Thông qua việc xây dựng các kế hoạch giáo dục trẻ với các mục tiêu cụ thể về nội dung giáo dục, kỹ năng trẻ cần đạt, kỹ năng yêu cầu cầu cô, chúng ta sẽ từng bước làm thay đổi nhận thức của đội ngũ giáo viên về chương trình giáo dục mầm non, về cách thức, phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ.

Các nội dung giáo dục được lập kế hoạch cụ thể, chi tiết đảm bảo đáp ứng sự phát triển cho trẻ từ dễ đến khó. Đồng thời trong kế hoạch hoạt động

giáo dục trẻ, các nhiệm vụ giáo dục được phân công cụ thể đến các giáo viên phù hợp với điều kiện và khả năng của từng đồng chí. Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giục trẻ, nhà trường đã xác định rõ và đề ra các nội dung những mục tiêu cần đạt được trong việc phấn đấu nâng cao chất lượng của hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đó là:

a. Về cơ sở vật chất:

Kiểm tra và tham mưu sửa chữa, thay thế các trang thiết bị phục vụ cơng tác dạy học như máy tính, vơ tuyến, đàn, đài...

Tiếp tục rà soát loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi bị hỏng hóc, khơng cịn sử dụng được. Đồng thời lập kế hoạch dự trù để xin bổ sung đảm bảo 100% các nhóm lớp đều có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo quy định tại Thông tư 02.

b. Chất lượng đội ngũ giáo viên:

- 100% các đồng chí giáo viên trực tiếp đứng lớp đều được tham gia các chuyên đề nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng trong cơng tác quản lý nhóm lớp và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

- 100% các đồng chí giáo viên trong nhà trường thực hiện nghiêm túc và hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ.

- Trên 80% các đồng chí giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT có hiệu quả vào tổ chức các hoạt động cho trẻ.

c. Chất lượng công tác giáo dục trẻ

- 100% các nhóm lớp (12/12) thực hiện tổ chức hoạt động CSGD trẻ theo Chương trình giáo dục mầm non với hình thức mới nhằm khai thác tối đa tính sáng tạo, tư duy tích cực của trẻ.

ngữ; Phát triển nhận thức; Phát triển thẩm mỹ trong đó trên 97% được đánh giá Đạt.

- Đảm bảo 100% trẻ thuộc nhóm các lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, trong số các trẻ được đánh giá thì có trên 95% được đánh giá là Đạt

Việc đánh giá sự phát triển của trẻ được thực hiện theo từng tháng và được ghi chép tổng hợp cụ thể theo từng chỉ số, từng trẻ. Việc làm này giúp cho giáo viên theo dõi được sự phát triển của trẻ theo từng giai đoạn. Đồng thời cũng giúp cho cán bộ quản lý theo dõi và đánh giá được hiệu quả của các hoạt động giáo dục của các nhóm lớp và có những biện pháp điều chỉnh các giáo viên cũng như có những tác động phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động giáo dục trẻ tại các nhóm lớp.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Trong công tác quản lý, việc lập kế hoạch cụ thể cho các hoạt động là việc làm đầu tiên và mang tính chất quyết định đến sự thành cơng của cả quy trinh quản lý. Ngay từ đầu năm học, trên cơ sở kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, bộ phận quản lý chuyên môn đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn để triển khai tiến hành phân công, phân nhiệm cho các đồng chí trong màng lưới chuyên môn của nhà trường với các nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng cũng như tiến độ thực hiện, mục tiêu cần đạt, cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo công việc trong từng khối, từng tổ.

Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc lập kế hoạch là các mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể thì càng thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện về sau. Việc phân công rõ ràng nhiệm vụ cũng như phân cấp trách nhiệm đã giúp cho từng đồng chí trong màng lưới chun mơn xác định được rõ ràng vai trị, vị trí, trách nhiệm của mình trong q trình triển khai kế hoạch chung

nên các kế hoạch đặt ra đều được thực hiện thơng suốt, tránh được tình trạng chồng chéo có việc thì nhiều người cùng làm, việc lại khơng có người.

Một trong những yêu cầu cần thiết là xây dựng kế hoạch cần phải bám sát thực tiễn và hạn chế những phát sinh bên ngoài. Mặc dù vậy, nhận thức rất rõ một điều là chúng ta không thể xây dựng được một kế hoạch khép kín triệt để, cứng nhắc mà trong q trình thực tế triển khai cơng việc nhà trường ln chú ý xem xét tính phù hợp với tình hình thực tiễn tại từng thời điểm để có sự điều chỉnh kế hoạch của mình sao cho phù hợp.

Một đặc điểm của chương trình GDMN đó là tính linh hoạt, tính mở tương đối cao. Người giáo viên có thể vận dụng vào thực tế trẻ của mình để tiến hành các hoạt động giáo dục cho phù hợp bởi mỗi đứa trẻ lại là một cá thể với nội tâm và thế giới riêng. Khai thác điều này, nhà trường đã tạo điều kiện cho các đồng chí giáo viên có thể sáng tạo tối đa trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục của mình. Thay vì đội ngũ cốt cán sẽ xây dựng kế hoạch giáo dục từ đầu năm học và chuyển xuống tới các nhóm lớp thì hiện nay, nhà trường đã thực hiện để các giáo viên trên cơ sở các mục tiêu quy định đối với sự phát triển của trẻ theo từng lứa tuổi tự xây dựng các kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục của nhóm lớp mình. Như vậy mỗi giáo viên đều chủ động lựa chọn các nội dung phù hợp với trẻ của mình, chủ động lựa chọn các phương pháp phù hợp với khả năng của mình và hứng thú của trẻ trong nhóm, lớp mình. Việc này đã tạo ra các động thái tích cực bởi các giáo viên đã có quyền trực tiếp lựa chọn các hoạt động giáo dục trẻ, làm chủ các vấn đề giáo dục trẻ và vì họ chủ động được nên họ xác định được rất rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như các đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ trong nhóm, lớp mình để có những biện pháp can thiệp phù hợp. Trong mỗi hoạt động cụ thể, nhà trường cũng chỉ đưa ra các tiêu chí chung nhất theo các quy định, quy chế chuyên môn về mục tiêu cũng như kết quả phải đạt được. Còn phương pháp,

hình thức thì các cơ giáo lại chủ động lựa chọn sao cho trẻ của mình hứng thú nhất, các cô giáo dễ tổ chức nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 85 - 89)