Quản lý hoạt động giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 32)

1.3.1. Khái niệm

1.3.1.1. Hoạt động giáo dục mầm non

- Theo nghĩa rộng: Hoạt động giáo dục là loại hình hoạt động đặc thù của xã hội lồi người nhằm tái sản xuất những nhu cầu của và năng lực của con người để duy trì phát triển xã hội, để hoàn thiện các mối quan hệ xã hội thơng qua các hình thức, nội dung, biện pháp tác động có hệ thống, có phương pháp, có chủ định đến đối tượng nhằm hình thành, phát triển, hồn thiện nhân cách trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ.

- Theo nghĩa hẹp: Hoạt động giáo dục là hoạt động sư phạm được tổ chức trong nhà trường một cách có kế hoạch, có mục đích. Trong đó dưới vai trị chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tích cực, chủ động tự giáo dục, tự rèn luyện nhằm hình thành cơ sở của thế giới quan nhân sinh quan khoa học, những phẩm chất, nét tính cách của người cơng dân người lao động. Trong phạm trù lý luận giáo dục mầm non và quản lý giáo dục mầm non, khái niệm hoạt động giáo dục trẻ mầm non tuổi được hiểu như sau: Đây là một bộ phận của quá trình giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non bao gồm những hoạt động được giáo viên tổ chức cho trẻ thực hiện, qua đó giúp trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi phát triển đồng đều cả về thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ theo mục tiêu yêu cầu của từng độ tuổi.

1.3.1.2. Quản lý hoạt động giáo dục mầm non

Có nhiều quan điểm về quản lý hoạt động giáo dục mầm non. Theo cách tiếp cận nghiên cứu trong phạm vi đề tài này "Quản lý hoạt động giáo

dục mầm non là quá trình tác động của chủ thể quản lý (Hiệu trƣởng nhà trƣờng) đến hoạt động giáo dục và những điều kiện của hoạt động nhằm đạt đƣợc mục tiêu của giáo dục mầm non"

1.3.2. Đặc điểm chung của quản lý giáo dục mầm non

Quản lý giáo dục mầm non là một bộ phận của quản lý giáo dục, quản lý xã hội, cũng như cơng tác quản lý giáo dục nói chung, việc quản lý con người là yếu tố trung tâm của quản lý giáo dục Mầm non. Trình độ và năng lực của người cán bộ quản lý giáo dục MN thể hiện trước hết ở khả năng làm

việc với những con người, biết đánh giá, bồi dưỡng và phát huy những khả năng của mỗi người, động viên mọi người làm việc tự giác, tích cực với tinh thần trách nhiệm cao.

Trong trường mầm non đội ngũ giáo viên (GV) là đối tượng quản lý quan trọng nhất, đồng thời là chủ thể quản lý giáo dục. Do đó GV phải thực hiện vai trị giáo dục của mình, thực sự làm chủ nhà trường. Như vậy, đội ngũ GV phải giữ vai trò chủ thể tham gia vào quản lý nhà trường mầm non.

Mục tiêu cơ bản nhất của giáo dục mầm non là xây dựng nền móng ban đầu của nhân cách, giáo dục trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu. Nội dung, phương pháp, kế hoạch giáo dục và quản lý giáo dục MN phải dựa trên mục tiêu giáo dục, dựa trên đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ em và xu hướng phát triển của xã hội thời đại.

Mục tiêu giáo dục mầm non là một hệ thống phát triển thống nhất. Do đó, cơng tác QLGD Mầm non cần phải thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức QL giáo dục giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đồn thể xã hội.

Trong xã hội phát triển, sự đa dạng hố các loại hình trường, lớp ni dạy trẻ là khó tránh khỏi. Trường mầm non cần phải làm rõ tính ưu việt của mình trong cơng tác ni dạy trẻ em, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

1.3.3. Mục đích của giáo dục trẻ mầm non

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Bao gồm lứa tuổi nhà trẻ từ 03 đến 36 tháng; lứa tuổi mẫu giáo 03 đến 06 tuổi.

Giáo dục mầm non là q trình chăm sóc và giáo dục trẻ từ khi sinh ra đến 6 tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non chính là hình thành ở trẻ trong độ tuổi mầm non (từ 03 đến 72 tháng) những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt nam trong đó bao gồm:

Một là, có thể chất khỏe mạnh, phát triển cơ thể hài hòa, cân đối.

Hai là, giàu lòng thương yêu mọi người, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi xung quanh mình như ơng bà, bố, mẹ, anh, chị, em, bạn bè, cô giáo... Thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên phù hợp với lứa tuổi.

Ba là, biết yêu thích cái đẹp, có ý thức giữ gìn cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp xung quanh mình.

Bốn là, thông minh, ham hiểu biết, có ý muốn tìm tịi khám phá, có những kỹ năng ban đầu của hành vi so sánh, phân biệt, phân tích tổng hợp, suy luận... để chuẩn bị hành trang vào trường phổ thông.

1.3.4. Những quan điểm cơ bản của giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong quá trình giáo dục của con người. Nó là tiền đề cho q trình phát triển cả về thể chất và tư duy cho con người xã hội sau này. Để thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục mầm non thì chúng ta cần phải nắm được các quan điểm cơ bản của giáo dục mầm non với ba quan điểm chính. Đó là:

Quan điểm phát triển: Trẻ diễn ra hai quá trình lớn (tăng trưởng -phát

triển về mặt sinh học) và phát triển chức năng con người bao gồm quá trình phát triển về mặt tâm lý, xã hội. Hai q trình này có liên quan mật thiết với nhau. Tăng trưởng sẽ thúc đẩy phát triển và phát triển lại thúc đẩy tăng trưởng. Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng chương trình GDMN chúng ta cần phải có quan điểm khoa học biện chứng về tăng trưởng và phát triển ở trẻ. Không được tách riêng hai q trình đó trong khi thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ, khơng được đốt cháy các giai đoạn phát triển bình thường của trẻ bởi điều đó tất yếu sẽ dẫn đến sự phát triển lệch lạc.

Quan điểm hoạt động: Đối với trẻ mầm non, hoạt động là vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động và chỉ trong hoạt động trẻ mầm non mới phát triển được cả về thể chất lẫn trí tuệ. Thơng qua hoạt động mà các quá

trình tâm lý của trẻ được phát triển, đồng thời với nó là nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển. Do vậy, chúng ta cần phải nắm vững được các giai đoạn phát triển của trẻ để tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia phù hợp với đặc điểm lứa tuổi như hoạt động giao lƣu xúc cảm đối với trẻ 03-12 tháng; hoạt động với đồ vật đối với trẻ 13-36 tháng; hoạt động vui chơi đối

với trẻ 37-72 tháng.

Quan điểm tích hợp: Trong q trình thực hiện chương trình GDMN chúng ta luôn phải quan tâm tới quan điểm này. Chúng ta tuyệt đối không thể tách rời hoạt động chăm sóc và hoạt động giáo dục trẻ. Song song với việc đó, chúng ta cần tiến hành lồng ghép đan xen các hoạt động cho trẻ, trong đó hoạt động chủ đạo là hoạt động chơi. Chính thơng qua hoạt động chơi, các kiến thức, kinh nghiệm sống ở nhiều lĩnh vực, góc độ khác nhau được tích hợp lại giúp cho trẻ tiếp cận và chuẩn bị tâm thế bước vào cuộc sống thực tại. Quan điểm tích hợp này thể hiện rất rõ trong việc xây dựng chương trình GDMN khơng có sự phân chia các mơn rõ ràng như các cấp học khác mà xuất phát từ yêu cầu hình thành năng lực kỹ năng chung nhằm hướng tới sự phát triển chung của trẻ tạo ra nền tảng nhân cách ban đầu của trẻ.

1.3.5. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non

1.3.5.1. Quản lý việc thực hiện nghiêm túc các mục tiêu giáo dục mầm non trong nhà trƣờng

Phát triển số lƣợng trẻ: Duy trì và phát triển số lượng trẻ đến trường

mầm non là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu đảm bảo sự tồn tại, phát triển của nhà trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường phổ thơng.

Q trình thực hiện mục tiêuphát triển số lượng trẻ đòi hỏi người quản lý phải biết vận dụng phối hợp nhiều biện pháp như:

Thống kê và nắm chắc số trẻ trong độ tuổi trẻ mầm non trên địa bàn dân cư. Nắm chắc số trẻ đến trường và không đến trường, tìm hiểu ngun nhân của thực trạng đó. Các số liệu phải là chính xác.

Xây dựng kế hoạch phát triển số lượng trẻ: Hàng năm trên cơ sở tính tốn đầy đủ các yếu tố và điều kiện thực tế nhà trường xây dựng kế hoạch phát triển số lượng trẻ mầm non ra lớp với số lượng đề ra có tính khả thi.

Tổ chức tốt cơng tác tuyển sinh: Cơng khai hố đối tượng, số lượng tuyển sinh, chế độ đóng góp và những quy định, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các gia đình có nhu cầu gửi con đều được đáp ứng.

Tun truyền trong cộng đồngvề vị trí vai trị giáo dục mầm non: Phối hợp với hội phụ nữ, y tế địa phương và các tổ chức xã hội, vận động gia đình gửi trẻ đến trường.

Đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất :Từng bước hiện đại hoá các cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đáp ứng mở rộng quy mơ trường lớp.

Nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ: Coi chất lượng cơng tác chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non trong nhà trường vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện tiên quyết để thu hút trẻ đến trường.

Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương nhằm tăng cường sự chỉ đạo và tạo thêm nguồn lực để phát triển số lượng trẻ.

Chăm lo bồi dưỡng nghiệp vụ và cải thiện đời sống giáo viên để họ yên tâm làm tốt nhiệm vụ được giao.

Đảm bảo chất lƣợng cơng tác chăm sóc - giáo dục trẻ: Đảm bảo chất

lượng chăm sóc giáo dục trẻ là mục tiêu cơ bản nhất, góp phần thực hiện mục đích giáo dục mầm non.

Quản lý việc xây dựng chế độ sinh hoạt trong ngày cho trẻ hợp lý và thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt đã đề ra để đảm bảo cho sự phát triển cân đối, hài hoà về thể chất, tâm lý của trẻ. Cán bộ quản lý phải đảm bảo tạo

điều kiện để các giáo viên thực hiện đầy đủ các nội dung được quy định trong chế độ sinh hoạt như điều kiện cơ sở vật chất, đồ chơi, đồ dùng dạy học, tài liệu chuyên môn, phương tiện vui chơi hoạt động ngoài trời cần được đầu tư đầy đủ....

Hiệu trưởng cần có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất vào các thời điểm khác nhau về tình hình thực hiện chế độ sinh hoạt của giáo viên để kịp thời uốn nắn những lệch lạc thiếu sót.

Quản lý chỉ đạo làm tốt cơng tác chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ an toàn cho trẻ. Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỉ lệ cân đối, hợp lý: đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khống vv… Bên cạnh đó, do đặc điểm cơ thể của trẻ từ 0- 6 tuổi, trẻ còn non nớt và yếu đuối nên địi hỏi cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ ln là một mục tiêu quan trọng trong quá trình quản lý các hoạt động trong nhà trường mầm non. Tổ chức cân đo định kỳ, theo dõi sự phát triẻn của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ cơng tác đảm bảo an tồn cho trẻ bằng nhiều biện pháp như: Giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ giáo viên trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ; Quản lý chặt chẽ trong mọi hoạt động; Tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững quy chế bảo vệ an toàn đối với trẻ; Đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu an toàn, bổ sung sữa chữa trang thiết bị kịp thời khi hư hỏng. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn cho trẻ của giáo viên ở từng nhóm lớp.

Quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Mục tiêu phát triển tâm lý nhân cách được thể hiện ở việc tổ chức các hoạt động trẻ em và được thực hiện thông qua các hoạt động của trẻ ở trường mầm non như: hoạt động có chủ đích, hoạt động chơi, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời…

1.3.5.2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch phát triển của nhà trƣờng mầm non

Kế hoạch là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động của các thành viên trong và ngồi trường. Nó là điều kiện, phương tiện để kiểm tra đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhà trường. Làm theo kế hoạch là cách làm việc có khoa học, giúp cho mọi hoạt động của nhà trường tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, giúp hiệu trưởng chủ động khi điều hành công việc.

Khi xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường mầm non cần đảm bảo các tiêu chí sau:

Kế hoạch phải quán triệt đường lối, chủ trương của đảng và nhà nước về công tác giáo dục mầm non.

Kế hoạch phải có cơ sở khoa học và sát thực tiễn. Các mục tiêu đề ra trong kế hoạch phải có cơ sở xác đáng, phù hợp với hồn cảnh thực tế và có khả năng thực thi.

Kế hoạch phải đảm bảo tính cân đối, tồn diện và có trọng tâm. Trong đó cân đối có nghĩa là đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa các công việc các hoạt động trong nhà trường như: cân đối giữa chăm sóc và giáo dục, cân đối giữa nhu cầu và khả năng, cân đối giữa các hoạt động giáo dục… Toàn diện là phải đề cập đầy đủ các mặt hoạt động trong nhà trường, không thiếu mặt nào. Có trọng tâm là việc tập trung vào những vấn đề trọng yếu của nhà trường trong năm học, không chung chung tràn lan.

Đảm bảo tính tập trung dân chủ. Khi xây dựng kế hoạch phải mở rộng quyền dân chủ, thảo luận để phát huy trí tuệ, nhiệt tình đóng góp ý kiến của tập thể cán bộ giáo viên vào việc xây dựng kế hoạch,đồng thời phải đảm bảo tính tập trung dân chủ.

Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch. Kế hoạch sau khi được các thành viên trong nhà trường tham gia đóng góp ý kiến, được cấp trên duyệt thì trở thành văn bản mang tính pháp lý. Đó là quyết định quản lý quan trọng của

nhà trường, mọi thành viên phải có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành kế hoạch năm học.

1.3.5.3. Quản lý tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ theo đúng kế hoạch đã đƣợc xây dựng

Đây là khâu tạo ra hiệu quả thực sự của hoạt động quản lý. Thực hiện tốt khâu này sẽ biến kế hoạch thành hiện thực, biến mục tiêu thành hiệu quả. Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nhà quản lý cần tiến hành các công việc sau:

Phổ biến kế hoạch đến với những người thực hiện và giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng cá nhân phấn đấu.

Kết hợp với các đồn thể phát động phong trào thi đua, khuyến khích tinh thần chủ động tích cực, sáng tạo của mỗi thành viên nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.

Hàng tháng họp hội đồng một lần để đánh giá tình hình việc thực hiện kế hoạch trong tháng và thồng nhất kế hoạc tháng tiếp theo trên cơ sở bàn bạc dân chủ, tạo nên sự phối hợp giữa các bộ phận nhịp nhàng đồng bộ.

Thường xuyên giám sát, tiến trình cơng việc, kịp thời uốn nắn lệch lạc, điều chỉnh bổ sung đúng lúc đúng chỗ.

Tích cực tham mưu với lãnh đạo và kết hợp chặt chẽ với các lực lượng ngoài nhà trường nhằm huy động các nguồn lực để hoàn thành kế hoạch năm học. Tiến hành sơ kết tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch trong khoảng thời gian ấn định (từng học kỳ, hết năm học). Đánh giá đúng những việc đã làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 32)