Đặc điểm của trẻ mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

1.4. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc QLGD trẻ mầm non

1.4.1. Đặc điểm của trẻ mầm non

Trẻ mầm non được chia thành hai đối tượng: Trẻ dưới 3 tuổi (lứa tuổi nhà trẻ) và trẻ từ 3-6 tuổi (lứa tuổi mẫu giáo). Mỗi lứa tuổi trẻ lại có các đặc điểm về tâm, sinh lý khác nhau.

1.4.1.1. Đặc điểm phát triển của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ

Từ 0-2 tháng (giai đoạn sơ sinh). Trẻ em trong giai đoạn này chưa hình thành bất kỳ một hình thái hành vi nào của con người. Đặc điểm quan trọng của trẻ ở giai đoạn sơ sinh đó là thị giác và thính giác phát triển nhanh hơn các cử động của cơ thể. Một trong các điều kiện thiết yếu để giúp bộ não có thể phát triển được bình thường đó là các giác quan được luyện tập trong thế giới bên ngồi. Nếu đứa trẻ bị cơ lập với thế giới bên ngồi thì nó sẽ chậm phát triển nghiêm trọng. Người lớn cần chú ý tạo ra và tổ chức cho trẻ tiếp nhận như đem đồ vật lại cho trẻ làm quen, trò chuyện với trẻ, tạo ra các âm thanh nhẹ nhàng, phù hợp cho trẻ nghe...

Từ 2-15 tháng (giai đoạn hài nhi), ở giai đoạn này nhu cầu giao lưu xúccảm trực tiếp với người lớn được coi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Lúc này người lớn sẽ trở thành khâu trung gian, giúp cho trẻ giao lưu, tiếp xúc với đồ vật. Thông qua các hoạt động với đồ vật dưới sự phối hợp, trợ giúp của người lớn ở trẻ sẽ nảy sinh khả năng bắt chước hành động của người lớn. Khả năng này chính là điều kiện quan trọng để trẻ có thể tiếp thu những điều dạy dỗ của người lớn sau này. Giai đoạn hài nhi này cũng chính là giai đoạn trẻ hình thành những tiền đề của việc lĩnh hội ngôn ngữ. Mặc dù cịn rất đơn sơ nhưng rõ ràng đó là sự phát triển rất quan trọng cho việc tạo ra các tiền đề cho đứa trẻ hình thành nhân cách cũng như khả năng lĩnh hội các kinh nghiệm-xã hội của loài người sau này.

Từ 15-36 tháng (giai đoạn ấu nhi). Ở giai đoạn này, hoạt động với đồ vật vẫn là hoạt động chủ đạo. Một điều quan trọng đối với trẻ ở giai đoạn ấu

nhi này là khi trẻ học được các hành động sử dụng đồ vật thì đồng thời trẻ lĩnh hội được quy tắc hành vi trong xã hội gắn liền với đối tượng đó thơng qua sự hướng lái của người lớn hay chính xác là thơng qua thái độ đồng tình hay phản đối của người lớn đối với hành vi của trẻ.

Thông qua hoạt động với đồ vật trẻ ấu nhi sẽ phát triển ngơn ngữ của mình thơng qua việc hiểu lời nói của người lớn và hình thành ngơn ngữ của chính mình. Điều này giải thích cho việc một số trẻ chậm đến trường mầm non, ít được giao lưu với người lớn thì khả năng ngôn ngữ cũng phát triển chậm. Cũng thơng qua hoạt động với đồ vật trí tuệ của trẻ được hoàn thiện với sự phát triển tri giác và sự hình thành những biểu tượng về các thuộc tính của các đồ vật, trí nhớ, trí tưởng tượng, tư duy của trẻ được hình thành. Ở giai đoạn ấu nhi này nhân cách của trẻ đã phát triển hơn xuất hiện sự hình thành tự ý thức đặc biệt là giai đoạn ấu nhi (từ 24 đến 36 tháng). Đây là giai đoạn then chốt, nếu người lớn khơng có các biện pháp giáo dục đúng đắn với các các phương thức phù hợp giúp đứa trẻ vừa phát triển được tính độc lập và đi theo được các quy tắc xã hội thì sự “khủng hoảng tuổi lên ba” này sẽ để lại các hậu quả khá sâu nặng cho sự phát triển tâm lý, nhân cách của đứa trẻ sau này và ngược lại.

1.4.1.2. Đặc điểm phát triển của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo

Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi) lại rất hiếu động với nhiều hoạt động phong phú. Hoạt động vui chơi trở thành hoạt động chủ đạo với trẻ. Thông qua trị chơi mà đặc biệt là trị chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ được thỏa mãn nguyện vọng được hoạt động như người lớn với đầy đủ sự mô phỏng các cảnh sinh hoạt, những hành động, hoạt động lao động và các mối quan hệ xã hội của người lớn. Trị chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mang đầy đủ ý nghĩa nhất cho việc chơi của trẻ mẫu giáo và giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách một cách thuận lợi nhất. Khác với lứa tuổi nhà trẻ là trẻ thường chơi một mình với đồ vật, trẻ chưa nảy sinh nhu cầu chơi với bạn hay quan

tâm xem bạn đang chơi gì bên cạnh mình. Đến lứa tuổi mẫu giáo trẻ bắt đầu có nhu cầu chơi với nhau. Lúc này các nhóm bạn bè xuất hiện, hay nói cách khác ở độ tuổi này “xã hội trẻ em” bắt đầu được hình thành. Lúc này, người lớn nếu muốn các hoạt động giáo dục của mình có tác dụng cần phải nắm vững đặc điểm tâm lý của trẻ cũng như các nhu cầu chủ đạo của trẻ trong giai đoạn này. Hoạt động vui chơi của trẻ trong lứa tuổi mẫu giáo là dạng hoạt động mang tính tự lập cao. Trẻ sẽ chủ động và tích cực quan sát, tìm tịi các khía cạnh khác nhau của thế giới xung quanh mình và phản ánh vào trị chơi với nhóm bạn của mình. Lúc này người lớn (bố/mẹ/cô giáo) nếu muốn tác động vào quá trình chơi của trẻ cũng chỉ thực hiện được ở vai trò hướng dẫn, hướng lái chứ không thể áp đặt cho trẻ được. Cần để trẻ vui chơi một cách tự nguyện, vì có như vậy chúng ta mới phát huy được tính tích cực sáng tạo, chủ động ở trẻ.

Trong độ tuổi mẫu giáo, hoạt động chủ đạo của trẻ chuyển từ hoạt động với đồ vật sang hoạt động vui chơi đóng vai theo chủ đề. Qua hoạt động vui chơi này các phẩm chất tâm lý, những đặc điểm nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Cũng thông qua hoạt động vui chơi, khả năng ngơn ngữ của trẻ được kích thích và phát triển dần hoàn thiện. Bởi với mỗi một trị chơi mỗi đứa trẻ cần phải có một trình độ giao tiếp bằng ngơn ngữ nhất định. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi khác nhau ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ lại có các nhu cầu khác nhau, sự phát triển khác nhau trong quá trình vui chơi.Lúc này trẻ thể hiện rõ nét nhất tính chủ động, tự lực, tự do. Cùng với sự phát triển qua các độ tuổi thì đến cuối tuổi mẫu giáo trẻ tự động tham gia vào các trị chơi mà mình thích, tự rút ra khỏi các trị chơi mà mình khơng thích. Sở dĩ như vậy chính là do lúc này, vốn sống của trẻ đã được hoàn thiện khá cao và phong phú thông qua chính các trải nghiệm hàng ngày của trẻ. Ở độ tuổi này, thế giới nội tâm của trẻ trở lên rất phong phú, cá tính của trẻ hình thành và bộc lộ rất rõ rệt. Mỗi đứa trẻ là một cá thể với các đặc điểm khác nhau. Đi

từ q trình tâm lý khơng có chủ định sang q trình tâm lý có chủ định như ghi nhớ có chủ định, chú ý có chủ định, tri giác có chủ định... Đây chính là những tiền đề hết sức quan trọng cho việc nảy sinh các yếu tố của hoạt động học tập của trẻ.

Việc nảy sinh các yếu tố của hoạt động học tập của trẻ chỉ xuất hiện ở lứa tuổi mẫu giáo và khiến cho giai đoạn này của trẻ khác hẳn với giai đoạn ấu nhi. Ở giai đoan mẫu giáo bé, trẻ chỉ đưa ra các câu hỏi đơn giản về thế giới xung quanh như cái gì? như thế nào?...thì đến giai đoạn trẻ mẫu giáo lớn thì mối quan tâm của trẻ đã lớn hơn, chúng hướng vào mối liên hệ, nguyên nhân của các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh và các câu hỏi như vì sao? tại sao? Từ đâu ra?... đã xuất hiện.

Tuy nhiên, trong thời kỳ mẫu giáo, hoạt động học tập hình thành nhưng chưa hồn thiện mà mới chỉ dừng ở một số các yếu tố cần thiết như tính chủ định của các hoạt động của trẻ. Lúc này việc tổ chức các hoạt động chơi có định hướng hoặc các tiết học vừa sức và phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi trẻ mẫu giáo sẽ làm thúc đẩy những yếu tố thuận lợi, giúp cho hoạt động học tập nảy sinh và phát triển một cách thuận lợi, tạo tiền đề tốt cho việc học tập của trẻ ở trường phổ thông sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 44 - 47)