chất lượng các hoạt động giáo dục trẻ
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì hoạt động kiểm tra, đánh giá là một khâu vơ cùng quan trọng bởi nó chính là động lực giúp cho cán bộ quản lý đánh giá được tính phù hợp của các hoạt động của nhà trường nói chung và của hoạt động giáo dục trẻ nói riêng. Biện pháp này được đề xuất với mục đích giúp cho cơng tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường được thực hiện có hiệu quả, tránh tình trạng hình thức, bệnh thành tích để từ đó từng bước nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục trẻ. Giúp cho các hoạt động giáo dục trẻ đi đúng hướng, hoặc nhanh chóng tìm ra các vấn đề và các biện pháp nâng cao chất lượng phù hợp nhất.
3.2.4.2. Nội dung thực hiện
Căn cứ hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn trong năm học mà ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ với thời gian kiểm tra, cá nhân được kiểm tra, bộ phận được kiểm tra, hình thức kiểm tra (kiểm tra từng mặt/kiểm tra toàn diện/kiểm tra chuyên đề) cụ thể.
Xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá chất lượng, hiệu quả của các hoạt động giáo dục trẻ. Các tiêu chí này được thiết kế trên cơ sở các mục tiêu nội dung, kết quả mong đợi, hướng dẫn thực hiện trong chương trình GDMN.
Dựa trên các tiêu chí này các cơ giáo sẽ có được định hướng trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục của cô và trẻ.
Triển khai đến 100% các giáo viên trong nhà trường về kế hoạch kiểm tra đánh giá cũng như các tiêu chí sử dụng để kiểm tra, đánh giá. Có như vậy việc kiểm tra, đánh giá sẽ đi vào công việc hàng ngày của cô và trẻ chứ không phải chỉ là một hoạt động của các nhà quản lý.
Xác định các điểm mạnh, yếu, các điều kiện thuật lợi, khó khăn của nhà trường để thực hiện lựa chọn các hình thức kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp đảm bảo tính linh hoạt, chính xác và phù hợp với thực tiễn. Đồng thời phổ biến cho các giáo viên về hình thức đánh giá để các chị em giáo viên nắm vững và xây dựng các hoạt động giáo dục đáp ứng được các tiêu chí cũng như các hình thức kiểm tra đánh giá nhằm khiến cho chị em giáo viên không bị cảm thấy căng thẳng, hoang mang, lo lắng với áp lực khi đề cập tới công tác kiểm tra đánh giá là phải chuẩn bị vất vả, căng thẳng ở cả cô và trẻ.
Căn cứ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và Hướng dẫn 4242/2010/SGD&ĐT về công tác đánh giá sự phát triển của trẻ để lập bảng phân bổ các chỉ số đánh giá trẻ vào các chủ đề xuyên suốt trong cả năm học. Các chỉ số được phân bổ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm phù hợp với sự phát triển theo độ tuổi của trẻ.
Căn cứ theo hướng dẫn của chương trình GDMN để xây dựng bộ cơng cụ đánh giá sự phát triển của trẻ với quy định rõ ràng về thời gian đánh giá, hình thức đánh giá, các minh chứng cho quá trình đánh giá trẻ đạt được hay khơng đạt được chỉ số đó. Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ trên các lĩnh vực quy định của chương trình GDMN chính là một tham số quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
Để thực hiện việc đánh giá sự phát triển của trẻ theo các chỉ số của Bộ chuẩn phát triển trẻ em hoặc của công văn hướng dẫn của Sở Giáo dục&Đào
tạo một cách thuận lợi nhất giúp cho công tác quản lý, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục trẻ, tại các góc các chị em giáo viên trong lớp đã thiết kế các “Bảng theo dõi sự phát triển của trẻ” theo từng lĩnh vực. Trong từng chủ đề khi tổ chức các hoạt động xong các giáo viên trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ sẽ cùng xem xét, đánh giá xem trẻ nào đã đạt được theo yêu cầu của chỉ số, theo từng lĩnh vực. Qua đó, hàng ngày các giáo viên sẽ có kế hoạch lồng ghép để rèn luyện những chỉ số mà trẻ chưa đạt được để đảm bảo đến cuối năm học các trẻ đều đạt được các yêu cầu về sự phát triển phù hợp với độ tuổi trẻ theo quy định của câp học.
Xác định rõ các mục tiêu, mục đích của việc kiểm tra các hoạt động sư phạm đồng thời đưa ra các thông tin rất rõ ràng về nội dung kiểm tra, tiêu chí đánh giá để bản thân các giáo viên có những định hướng chung về mục đích của các hoạt động giáo dục trên trẻ khi được chuẩn hóa thành các tiêu chí đánh giá. Trên cơ sở đó giúp cho đội ngũ giáo viên nhận thức rõ ràng mục đích của cơng tác kiểm tra đánh giá là rà sốt tính hiệu quả có thể nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng sư phạm, nghệ thuật tổ chức các hoạt động cho trẻ để từ đó có thể thu hút được trẻ, khiến cho trẻ yêu trường, yêu lớp, quý mến cô giáo.
Thực hiện phân cơng các đồng chí giáo viên cốt cán trong màng lưới chun mơn là những đồng chí giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, có thành tích cao trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, có uy tín trong chị em giáo viên cùng phối kết hợp để kiểm tra định kỳ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của các giáo viên tại các nhóm lớp. Các nội dung cần kiểm tra, tư vấn, đánh giá đã được xây dựng xuyên suốt và triển khai cụ thể đến từng đồng chí giáo viên trong các tổ chuyên môn ngay từ đầu năm học như kiểm tra về việc thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra về việc quản lý hồ sơ nhóm lớp, kiểm tra công tác làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, kiểm tra việc quản lý, khai thác có hiệu quả các đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị theo Thông tư 02… việc
làm này khiến cho hoạt động kiểm tra trở thành một hoạt động định kỳ, công khai và khơng mang tính chất căng thẳng đối với chị em giáo viên.
Một trong những vấn đề cần lưu ý khi tiến hành công tác kiểm tra đánh giá đó là cần phải nỗ lực hết sức để tránh bệnh hình thức. Vì lẽ đó, để cơng tác kiểm tra cho được kết quả thực chất và đi vào chiều sâu, song song với việc kiểm tra năng lực tổ chức các hoạt động của các đồng chí giáo viên thì nhà trường đã tăng cường tổ chức khảo sát trực tiếp đánh giá sự phát triển của trẻ với các chỉ số, tiêu chuẩn trong các bộ tiêu chuẩn đánh giá trẻ. Việc khảo sát trên trẻ được thực hiện lặp đi lặp lại, chứ không chỉ một lần trong những kỳ đánh giá, kiểm tra hoạt động sư phạm của cô. Việc lấy chất lượng phát triển trên trẻ là một thước đo quan trọng đối với việc đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc giáo dục của cơ đã khiến cho việc kiểm tra nội bộ các hoạt động sư phạm của màng lưới chun mơn nhà trường mang tính thiết thực và cụ thể hơn. Các cô giáo sẽ nghiêm túc tổ chức các hoạt động với mục tiêu, nội dung, hình thức gắn liền và xuất phát từ đặc điểm và năng lực của trẻ hơn. Từ đó chất lượng các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cũng được từng bước nâng cao dần.
Song song với việc kiểm tra việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, nhà trường cũng quán triệt nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra công tác quản lý hồ sơ các nhóm lớp, tránh tình trạng việc ghi chép lưu trữ hồ sơ nhóm lớp cẩu thả, qua loa, hoặc ngược lại q chỉn chu nhưng mang tính hình thức bởi việc đó sẽ khiến cho việc theo dõi hoạt động giáo dục tại các nhóm lớp gặp nhiều khó khăn. Đã có tình huống hồ sơ lưu một cách thực tế giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ lại theo một cách.
Đối với các nhà trường mầm non, trẻ học qua chơi. Nhu cầu đối với các đồ dùng, đồ chơi, học liệu, học cụ là rất nhiều, đa dạng và phong phú. Tuy nhiên thực tế cho thấy rất nhiều đồng chí giáo viên do lo sợ khơng đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ đã làm rất nhiều các đồ dùng, đồ chơi mặc dù rất đẹp, mất rất
nhiều cơng sức nhưng lại khơng mang tính thực tế, khơng ứng dụng được vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, cá biệt có những đồ dùng, đồ chơi thậm chị cịn là khơng phù hợp với chủ đề, chủ điểm, không phù hợp với trẻ tại thời điểm đó. Nhằm tránh tình trạng này, khi tiến hành kiểm tra việc làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ đề thì các cơ giáo được u cầu giải thích mục đích sử dụng cũng như đánh giá trực tiếp trong các hoạt động giáo dục mà trẻ được trực tiếp thao tác chơi để đánh giá tính thực tiễn của đồ dùng, đồ chơi đã được làm ra. Chính việc làm này đã khiến cho các chị em giáo viên khi xây dựng bất kỳ một kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi cho chủ đề nào đều phải cân nhắc đến nhu cầu sử dụng, đặc điểm nhu cầu của trẻ, tránh tình trạng làm đồ dùng, đồ chơi tràn lan, tốn kém mà không hiệu quả.
3.2.5. Tăng cường cơng tác quản lý có hiệu quả đối với việc phối kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng là hoạt động khơng phải chỉ là của chủ thể nhà trường mà nó cịn cần sự tham gia của các lực lượng khác như gia đình và xã hội. Phải có sự kết hợp giữa các lực lượng này để khiến cho hoạt động giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao nhất. Biện pháp này được đề xuất nhằm mục đích huy động được chủ thể gia đình - xã hội cùng tham gia vào cơng tác giáo dục trẻ. Từ đó hướng tới việc phát huy được sức mạnh tổng thể của cả 3 yếu tố nhà trường - gia đình - xã hội góp phần thực hiện thành công các mục tiêu GDMN trong nhà trường.
3.2.5.2. Nội dung thực hiện
Thường xuyên làm công tác tuyên truyền trong các kỳ họp phụ huynh, tại các góc tuyên truyền ở các nhóm lớp. Thơng qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục khiến cho mọi người nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, đối với vai trò của giáo dục mầm non với sự phát triển của các cá nhân.
Thơng qua các góc tun truyền cung cấp đến các bậc phụ huynh nội dung giáo dục, phương thức tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Từ đó, tại gia đình các bậc phụ huynh sẽ cùng phối kết hợp với các cô giáo để cùng rèn trẻ, giúp trẻ đạt được các kỹ năng, lĩnh hội được các kiến thức phù hợp với độ tuổi của trẻ, đúng nội dung chương trình GDMN.
Nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đồn thể trên địa bàn phường. Làm cho mọi người hiểu rõ vai trị, vị trí của GDMN, các công việc, mục tiêu của cấp học để từ đó mọi người có cái nhìn rõ ràng và ý thức được việc cần phải phối kết hợp để hoàn thành tốt mục tiêu GDMN tại nhà trường, tại địa phương. Nhờ vậy sẽ nâng cao được tính tự giác, chủ động trong việc tham gia cơng tác này.
Tích cực tổ chức các hoạt động có sự phối kết hợp giữa nhà trường - gia đình như các hội thi của cô và trẻ. Các kỳ giao lưu, hội thảo về các phương pháp giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non, các kỳ họp phụ huynh...
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
Biên soạn các tài liệu với các nội dùng cần thiết như giới thiệu về chương trình GDMN, các phương pháp cùng con học tập ở nhà... để treo hoặc dán ở Bảng tin của nhà trường, tại các góc tuyên truyền ở các góc lớp.
Lựa chọn các hình thức thực hiện tuyên truyền sao cho phù hợp với đặc điểm chung của các phụ huynh trong nhà trường.
Lựa chọn các hoạt động, hội thi để phát động thu hút hưởng ứng của các bậc phụ huynh, các cơ quan chính quyền, đồn thể trên địa bàn với các nội dung hợp lý. Tuyệt đối tránh tình trạng q ơm đồm, tổ chức các hoạt động với số lượng lớn, nội dung lan man dẫn tới hiệu quả không cao.
Thực hiện sơ tổng kết sau mỗi kỳ hoạt động để đánh giá hiệu quả và kịp thời động viên khích lệ cũng như thể hiện sự ghi nhận đối với những đóng
góp từ phía phụ huynh hoặc sự quan tâm của các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể trên địa bàn.
Chủ động rà soát các nhu cầu của nhà trường để lên kế hoạch, chương trình, dự kiến đề xuất các phương án phù hợp với đặc điểm của nhà trường. Trên cơ sở đó, nhà trường chủ động đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan đồn thể và Hội cha mẹ học sinh nhà trường để cùng phối kết hợp thực hiện và giải quyết các vấn đề triệt để.
Nghiên cứu, quán triệt vận dụng đúng đắn các chủ trương liên quan đến công tác XHH giáo dục để định hướng các hoạt động của nhà trường và các lực lượng gia đình - xã hội cùng tham gia vào hoạt động GDMN nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra.
3.3. Kết quả khảo cứu về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp
Để có cơ sở khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã nêu, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm ý kiến của các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh về sự cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp mà đề tài đã đưa ra trong Chương III.
Việc khảo nghiệm được thực hiện với 10 CBQL, 30 giáo viên, 40 phụ huynh học sinh, 20 cán bộ địa phương. Tổng số 100 người. Trên cơ sở kết quả thu về đề tài sẽ rút ra các kết luận về tính khả thi, tính cấp thiết của đề tài.
Việc khảo nghiệm được tiến hành bằng phiếu điều tra với 3 mức độ đánh giá và có số điểm tương ứng như sau:
Tính cần thiết" "Rất cần thiết" = 3 điểm "Cần thiết" = 2 điểm "Không cần thiết" = 1 điểm Tính khả thi: "Rất khả thi" = 3 điểm "Khả thi" = 2 điểm
Kết quả thu được từ phiếu đánh giá sẽ được nhân với số điểm quy định cho mỗi mức độ, tính ra điểm trung bình của từng biện pháp. Trên cơ sở đó chúng ta xem xét hệ số tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả được thể hiện qua các Bảng 3.1 ở trang sau
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp
TT Nội dung biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm Bậc BP 1
Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn.
90 10 0 2,9 1
BP 2
Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ cho giáo viên trong nhà trường
79 16 5 2,74 4
BP 3
Tổ chức, chỉ đạo xây dựng môi trường học tập theo hướng mở, khuyến khích sự sáng tạo trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
83 11 6 2,77 3
BP 4
Chỉ đạo nghiêm túc thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra đánh giá chất lượng các hoạt động giáo dục trẻ
85 10 5 2,8 2
BP 5
Tăng cường công tác quản lý có hiệu quả đối với việc phối kết hợp gia đình, nhà