Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ trong trƣờng mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

Dƣơng

Trường mầm non Ánh Dương nằm trên phố Tân Xa, tổ 10, phường Phúc La, quận Hà Đơng, thành phố Hà Nội. Trường nằm tại vị trí trung tâm giữa khu đô thị mới Xa La và khu dân thổ cư của làng Xa La cũ nay là Khu Xa La, phường Phúc La.

Tổng số học sinh của nhà trường hiện có là 510 trẻ. Nhà trường hiện có 30 giáo viên, 11 nhân viên. 100% các giáo viên, nhân viên đều có trình độ đạt chuẩn theo quy định. Trong đó 61% giáo viên, nhân viên đạt trình độ trên chuẩn (có trình độ cao đẳng, đại học)

Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu báo cáo chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ của trƣờng mầm non Ánh Dƣơng

TT Nội dung Tổng số Trong đó Ghi chú NT MG I. Cơng tác chăm sóc ni dƣỡng

1. Số trẻ ăn bán trú tại trường 510 62 448

Đạt tỷ lệ 100% 100% 100%

2.

Số trẻ được cân đo, khám sức khỏe và vào biểu đồ tăng trưởng theo đúng quy chế chuyên môn

510 62 448

Đạt tỷ lệ 100% 100% 100%

3.

Số trẻ ở kênh suy dinh dưỡng thể

nhẹ cân 10 1 9

Đạt tỷ lệ 2% 1,6% 2%

4.

Số trẻ ở kênh suy dinh dưỡng thể

thấp còi 8 1 7

Đạt tỷ lệ 1,6% 1,6% 1,6%

5.

Số trẻ cân nặng cao hơn so với

tuổi 12 2 10

Đạt tỷ lệ 2,3% 3,2% 2,2%

II. Công tác giáo dục

1.

Số trẻ được tham gia các hoạt động giáo dục trong chương trình GDMN

510 62 448

Đạt tỷ lệ 100% 100% 100%

2.

Số trẻ đạt yêu cầu theo độ tuổi trên các lĩnh vực giáo dục của chương trình GDMN

495 60 435

Đạt tỷ lệ 97% 96,7% 97,1%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học, trƣờng mầm non Ánh Dƣơng, Hà Đơng)

Nhà trường có 14 phịng học kiên cố. 100% các lớp có đủ các các đồ dùng, trang thiết bị học tập theo đúng quy định tại Thông tư 02/2010/TT- BGDĐT, các trang thiết bị CNTT hiện đại hỗ trợ các hoạt động học tập, vui chơi của cô và trẻ như máy chiếu (projector), máy vi tính, máy in 2 mặt, ti vi

LCD, đầu đĩa… Toàn bộ lớp được lát gạch hoa sáng màu, tường được ốp gạch men trắng nên rất thuận lợi cho việc trang trí tạo cảnh quan mơi trường sư phạm, khơi gợi hứng thú trên trẻ. Nhờ vậy các giáo viên có đầy đủ các điều kiện về trang thiết bị để tổ chức các hoạt động cho trẻ. Các hoạt động giáo dục trẻ được thực hiện trong môi trường phù hợp, đáp ứng các yêu cầu theo từng độ tuổi trẻ.

Tuy nhiên, do nhà trường nằm trong khu vực đơ thị, đơng dân cư. Diện tích nhỏ hẹp, diện tích sân chơi phải kết hợp với khu vận động, vườn rau nên việc tổ chức các hoạt động ngồi trời cho trẻ cịn gặp nhiều hạn chế. Do đặc thù đơn vị công lập, mặc dù được quyền hạn trong việc chủ động tài chính nhưng thực tế nhà trường hưởng tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước nên một số các hạng mục đầu tư cải tạo chống xuống cấp, mua sắm các trang thiết bị hiện đại gặp rất nhiều khó khăn do vướng mắc các thủ tục liên quan đến tài chính cơng. Cơng tác xã hội hóa trong nhà trường với tư cách và đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu gặp nhiều khó khăn. Vì lẽ đó việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay mới...về cơ sở vật chất, trường sở, trang thiết bị vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Một số hạng mục đầu tư mang tính chắp vá, tạm bợ.

Trong vài năm trở lại đây, với sự nỗ lực đầu tư của Phòng GD& ĐT Hà Đông, các nhà trường mầm non trong đó có trường mầm non Ánh Dương đã được tham gia nhiều lớp tập huấn, các chuyên đề nâng cao chất lượng việc tổ chức các hoạt động giáo dục tuy nhiên chất lượng, hiệu quả việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường vẫn chưa thật sự cao. Bản thân các giáo viên cũng ngại đổi mới, vẫn áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học truyền thống. Các giáo viên trẻ mới được tuyển dụng biên chế thì cịn nhiều hạn chế về năng lực công tác, kỹ năng sư phạm...

Công tác kiểm tra nội bộ nhà trường vẫn cịn mang tính hình thức. Bản thân màng lưới chun mơn khi dự giờ, thăm lớp, đánh giá xếp loại giờ dạy ở hầu hết các độ tuổi vẫn nể nang, chưa mạnh dạn đấu tranh để thay đổi hình

thức phương pháp tổ chức để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ.

Việc theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ với các độ tuổi từ nhà trẻ tới độ tuổi mẫu giáo lớn là q trình mà thơng qua đó chúng ta sẽ gián tiếp đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục của nhà trường thì vẫn cịn mang tính hình thức chứ chưa đi vào thực chất và có chiều sâu nên kết quả vẫn mang cảm tính và chưa thực sự phản ánh được chất lượng hoạt động giáo dục trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)