Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và giáo dục tại phƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 55 - 57)

quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Phường Phúc La nằm tại vị trí tả ngạn sơng Nhuệ, có tuyến đường vành đai 3,5 Hà Nội chạy qua địa bà đã tạo cho phường Phúc La một địa thế trở thuận lợi về kinh tế - xã hội. Tồn phường có tổng diện tích 137,8 ha với dân số là 5190 hộ, chia thành 19 tổ dân phố. Đảng bộ phường gồm 32 chi bộ với gần 1400 đảng viên.

Địa bàn phường có khá nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội. nằm trên địa bàn phường là Học viên quân y, một trong các đơn vị giáo dục đầu ngành của quốc gia trong lĩnh vực y học đặc biệt là y học trong quân đội. Bệnh viện thực hành của Học viện quân y - Viện 103 với quy mô phát triển ngày càng hiện đại với các trung tâm nghiên cứu tiên tiến, cập nhật các thành tựu y học mới đã giúp cho nhân dân sống trên địa bàn phường có được các điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt.

Nghị quyết tại Đại hội IV của Đảng bộ phường đã chỉ rõ “Phải thật sự

coi trọng giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhƣ Nghị quyết Trung ƣơng 2 (Khóa VIII) đã chỉ rõ. Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của địa phƣơng. Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. ƣu tiên các nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục”

Trong những năm trở lại đây, tốc độ gia tăng đơ thị hóa đã khiến cho bộ mặt của phường Phúc La thay đổi hồn tồn. Hai khu đơ thị mới được xây dựng đó là khu đơ thị Văn Quán – Yên Phúc với tổng diện tích đất quy hoạch là 62ha đáp ứng được quy mô dân số là 14.000 người và khu đô thị Xa La với

tổng diện tích quy hoạch 209.480m2 đáp ứng được quy mô dân số 5.560 người. cả hai khu đô thị này đểu được quy hoạch xây dựng đồng bộ, có khn viên đẹp, thống, có hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm các trường học, nhà trẻ, trung tâm thương mại, nhà văn hóa…khiến cho đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của người dân trên địa bàn phường được nâng lên rõ rệt.

Đồng thời với xu thế đơ thị hóa đó là hiện tượng di dân ồ ạt từ các địa phương khác chuyển về. Việc này khiến cho khơng gian văn hóa của phường trở nên đa dạng hơn. Bên cạnh những tác động tích cực thì cũng tạo ra những phức tạp, khó khăn đối với quản lý đối tượng các nhân khẩu nhập cư. Đồng thời với điều này, các hộ gia đình chuyển nhập cư đều là hộ gia đình trẻ, có con trong độ tuổi đi học. Điều này tạo ra một áp lực không nhỏ trong việc điều tiết số lượng các trẻ ra lớp theo đúng các quy định về công tác phổ cập giáo dục hiện hành mà vẫn khơng bị tình trạng q tải số trẻ/lớp.

2.1.2. Đặc điểm về công tác giáo dục mầm non trên địa bàn

Hiện nay trên địa bàn phường Phúc La có tổng số 1.422 trẻ trong độ tuổi mầm non (khơng tính các trường hợp lưu trú). Trong đó trẻ độ tuổi nhà trẻ là 495 cháu, trẻ độ tuổi mẫu giáo là 927 cháu. Phường hiện có 02 trường mầm non cơng lập nằm ở hai khu đơ thị mới với khả năng đón bình quân 550 trẻ/ nhà trường. Trên địa bàn phường hiện có 27 cơ sở mầm non tư thục, có 3 trường mầm non tư thục với quy mô lớn.

Do tốc độ gia tăng đơ thị hóa nhanh nên hiện nay số lượng người dân nhập cư vào địa bàn phường tăng mạnh mẽ trong 3 năm trở lại đây. Khơng tính số lượng trẻ thuộc diện lưu trú thì riêng các trường hợp tạm trú lâu dài đã vượt trên khả năng đón nhận trẻ của hai trường mầm non cơng lập trên địa bàn. Mặc dù có nhiều cơ sở mầm non tư thục, nhóm trẻ gia đình nhưng do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan mang lại nên việc đảm bảo đón 100% trẻ trong độ tuổi mầm non ra lớp theo đúng các quy định về công tác phổ cập GDMN gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện tượng đơ thị hóa nhanh, kéo theo sự phát triển của kinh tế - xã hội trên địa bàn phường. Số lượng người dân nhập cư tăng cao. Độ tuổi dân nhập cư đa số đều trẻ và có con trong độ tuổi đi học mầm non. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh đều là viên chức, công chức nên trình độ dân trí cao, dẫn đến mặt bằng dân trí chung của phường cũng tăng cao. Nhờ vậy nên đa số các phụ huynh đều khá quan tâm tới vấn đề học tập và mơi trường học tập của con mình tại các nhà trường mầm non.

Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội trên địa bàn phường, cấp học mầm non cũng đã nhận được sự quan tâm sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan đồn thể trên địa bàn. Hàng năm, các nhà trường đều nhận được sự chỉ đạo cũng như đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị từ nguồn kinh phí dành cho cơng tác XHH giáo dục. Cơ trị các nhà trường ln nhận được sự quan tâm, thăm hỏi động viên trong các ngày lễ lớn, trong các hoạt động chủ đạo của cấp học như ngày khai giảng, ngày tổng kết, ngày nhà giáo Việt Nam...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 55 - 57)