Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 89 - 91)

tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ cho giáo viên trong nhà trường

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Yếu tố con người luôn là yếu tổ đảm bảo thành công cho bất kỳ một kế hoạch dù lớn dù nhỏ nào. Trong một bất kỳ một tổ chức nào cũng như bất kỳ một đơn vị nhà trường nào yếu tố con người luôn là một yếu tố đảm bảo cho sự thành công của nhà trường đó. Tuy nhiên, đại đa số các giáo viên trong nhà trường đều là các chị em giáo viên tuổi đời cịn rất trẻ, có những chị em mới vừa rời ghế các nhà trường trung cấp, cao đẳng. Đặc thù này ngồi điểm thuận lợi là nhà trường có một lực lượng trẻ hùng hậu, nhiệt tình trong mọi hoạt động, khả năng cập nhật các kỹ thuật mới tốt thì ngược lại, với đội ngũ giáo viên trẻ nhiều thì kinh nghiệm thực tiễn trong cơng tác tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ của các cơ giáo cịn rất hạn chế. Biện pháp này được đặt ra nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên từ đó có khả năng tăng cường chất lượng và hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện

Ngay từ đầu năm học, nhà trường thực hiện đánh giá thực tế năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Xác định rõ những khó khăn, thuận lợi, dự báo các vấn đề phát sinh. Trên cơ sở đó bộ phận quản lý chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho các chị em giáo viên trên các phương diện: phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm.

Trên cơ sở các mục tiêu đề ra của kế hoạch chung của nhà trường trong từng năm học mà các mục tiêu của các kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên cũng được xây dựng cho phù hợp: tăng cường cho các giáo viên

đi học nâng cao trình độ văn bằng đạt cao đẳng, đại học để nâng cao tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn; lập kế hoạch mời các chuyên gia, các nhà quản lý, chuyên viên cốt cán của cấp học về đào tạo cho chị em giáo viên tại nhà trường; tìm kiếm các lớp đào tạo ngắn hạn để cử các giáo viên đi học tập làm nòng cốt và về truyền tải lại cho các chị em khác.

Căn cứ vào các hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cho từng năm học để xây dựng kế hoạch tổ chức các chuyên đề giáo dục theo định hướng của các chuyên đề giáo dục trọng tâm trong từng năm học.

Trong các kế hoạch đã xây dựng đều phải có các mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi, lộ trình và thời hạn hồn thành rõ ràng. Trên cơ sở đó, việc phân cơng, phân nhiệm cũng phải được thực hiện nghiêm túc, có người chịu trách nhiệm cụ thể để việc phối kết hợp tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả cao.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Các giáo viên trong nhà trường được chia về các nhóm với các hình thức bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với khả năng nhận thức, kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm của từng nhóm giáo viên. Có như vậy các biện pháp, hình thức đưa ra mới có hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong các kỳ sinh hoạt chuyên môn theo quy chế nhà trường mầm non, ngoài những nội dung cơ bản như trao đổi rút kinh nghiệm hoạt động trong tháng, triển khai những nhiệm vụ trọng tâm theo kế hoạch của nhà trường thì một nội dung quan trọng được thực hiện đó là chị em giáo viên đưa ra các vấn đề cịn đang khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ví dụ như cách dẫn dắt trẻ vào câu chuyện kể, phương pháp giúp trẻ nhận biết các nhóm đối tượng trong hoạt động làm quen với tốn, kỹ thuật dạy trẻ hát….trên cơ sở đó tập thể giáo viên cùng nhau bàn bạc và thống nhất đưa ra các giải pháp.

Nhà trường chỉ đạo cho các tổ chuyên môn thiết kế các hoạt động để các chị em giáo viên cùng đến dự giờ, kiến tập, so sánh và cùng bàn bạc kết luận thống nhất về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục sao cho hiệu quả nhất. Với cách làm này tồn thể chị em giáo viên đều có cơ hội để chia sẻ và rút kinh nghiệm từ những ý kiến của bạn đồng nghiệp thơng qua đó, năng lực, chun mơn nghiệp vụ của các chị em giáo viên cũng từng bước được nâng cao dần lên trong từng lĩnh vực nhất định. Đồng thời các chị em giáo viên có được sự chỉ đạo nhất quán và có những cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau cùng phát triển và vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Song song với việc khai thác tối đa nguồn lực nội tại của nhà trường thì nhà trường cũng nhận thức rõ việc cần phải có những chuyên gia có uy tín để giúp cho đội ngũ giáo viên có những kiến thức tổng quát, cập nhật, chuẩn xác nhất. Ngay từ đầu năm học, bộ phận chuyên môn đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xun nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên với các giảng viên là các đồng chí chun viên Phịng GD&ĐT quận Hà Đơng, Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo cốt cán của cấp học...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 89 - 91)