Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 63 - 76)

2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non tạ

2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ tạ

non Ánh Dương

2.3.2.1. Thực trạng quản lý việc thực hiện các mục tiêu GDMN trong nhà trƣờng

Khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện các mục tiêu GDMN trong nhà trường Ánh Dương chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Tổng hợp đánh giá về thực trạng quản lý đối với các mục tiêu giáo dục mầm non của nhà trƣờng

TT Nội dung đánh giá Tốt

(%) Khá (%) Trung Bình (%) Kém (%)

1 Cơng tác phát triển số lượng 93,3 6,7 0 0 2 Công tác đảm bảo chất lượng

hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ 52,7 39,3 8,0 0 3 Công tác đảm bảo chất lượng

hoạt động giáo dục trẻ 54,0 40,7 5,3 0 4 Cơng tác đảm bảo an tồn cho trẻ

khi tới lớp 70,7 24,0 5,3 0 Hiện nhà trường có 510 trẻ theo học, 30 giáo viên, 11 nhân viên. Đội ngũ Ban giám hiệu gồm có 3 đồng chí trong đó đồng chí Hiệu trưởng phụ trách chung, công tác tài vụ, công tác đội ngũ. Có hai đồng chí Phó hiệu trưởng được phân công chịu trách nhiệm hai mảng hoạt động trong đó một đồng chí chỉ đạo hoạt động ni dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ; một đồng chí chỉ đạo hoạt động giáo dục trẻ. Số liệu từ Bảng 2.3 cho thấy thực trạng hiện nay việc quản lý thực hiện các mục tiêu GDMN của trường mầm non Ánh Dương được đánh giá tốt nhất ở mục tiêu phát triển số lượng. Sở dĩ như vậy là

do đặc điểm nhà trường nằm trong khu vực dân cư đông đúc, số lượng các gia đình trẻ nhiều, nhu cầu đối với GDMN là khá cao. Vì vậy việc thực hiện mục tiêu huy động trẻ ra lớp có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, mặc dù khơng có mục tiêu nào bị đánh giá ở mức độ yếu kém nhưng do nhận thức về chương trình GDMN cịn hạn chế. Việc lựa chọn các nội dung GD cũng như áp dụng các phương pháp GD cho phù hợp với đặc điểm phát triển trẻ, yêu cầu của chương trình GDMN của đội ngũ giáo viên vẫn còn chưa đồng bộ nên các mục tiêu đảm bảo chất lượng các hoạt động trong nhà trường chỉ đạt mức độ tốt với 52,7% cho mục tiêu chăm sóc sức khỏe và 54% cho mục tiêu giáo dục trẻ. Có tới hơn 40% các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá rằng mục tiêu mục tiêu chăm sóc sức khỏe và mục tiêu giáo dục trẻ trong nhà trường chỉ đạt mức độ khá. Bên cạnh đó, nhận thức về cơng tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non vẫn cịn hạn chế cũng là một trong những yếu tố khiến cho hiệu quả của công tác giáo dục trẻ chưa thật sự tốt.

Để đánh giá về việc thực hiện các chức năng quản lý trong việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại nhà trường, đề tài đã tiến hành khảo sát đối với 10 cán bộ quản lý, 30 giáo viên trong nhà trường. Kết quả tại Bảng 2.4 cho thấy cả bốn chức năng quản lý hoạt động giáo dục trẻ đều được đánh giá là thực hiện tốt. Trong số các chức năng đó thì chức năng kế hoạch hóa, chức năng điều hành chỉ đạo được đánh giá cao hơn với tỷ lệ đánh giá đạt Tốt là 72,7% cho chức năng kế hoạch hóa và 68,7% cho chức năng điều hành chỉ đạo. Chức năng kiểm tra đánh giá, chức năng tổ chức thực hiện cũng thu được những kết quả nhất định nhưng vẫn cần phải có những biện pháp điều chỉnh đẩy mạnh hơn nữa.

Bảng 2.4. Tổng hợp đánh giá về thực trạng các chức năng quản lý đối với việc quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng

TT Nội dung đánh giá (%) Tốt Khá (%) Trung Bình (%)

1 Chức năng kế hoạch hóa 72,7 22 5,3 2 Chức năng tổ chức thực hiện 65,3 32,0 8,0 3 Chức năng điều hành, chỉ đạo 68,7 30 1,3 4 Chức năng kiểm tra, đánh giá 58,0 36,0 6,0

2.3.2.2. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ tại trƣờng mầm non Ánh Dƣơng

Hàng năm, nhà trường tiến hành xây dựng các kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ theo đúng thời gian quy định và hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn dành cho cấp học mầm non. Về mặt nguyên tắc, tất cả các tổ chuyên môn bao gồm cả hai tổ trực thuộc mảng hoạt động giáo dục trẻ đó là tổ mẫu giáo và tổ nhà trẻ đều phải xây dựng các kế hoạch hoạt động với các nội dung giáo dục trẻ cụ thể theo từng lĩnh vực phát triển ngay từ đầu năm học. Mọi hoạt động giáo dục đều được lên kế hoạch và phê duyệt theo từng tháng. Sau mỗi tháng đều rà soát đánh giá sau khi thực hiện chủ đề trong tháng. Những nội dung kiến thức, những mục tiêu kỹ năng mà trẻ chưa thực hiện được ở chủ đề này thì sẽ u cầu các nhóm lớp chuyển sang chủ đề tiếp theo để tiếp tục giáo dục trẻ.

Kết quả khảo sát thu được tại Bảng 2.5 dưới đây cho thấy hiện nay công tác quản lý việc xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ tại trường mầm non Ánh Dương về cơ bản được đánh giá là tốt. Các kế hoạch được xây dựng đều đã đảm bảo nghiêm túc quán triệt các chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách, các chế độ, quy định của ngành giáo dục và của cấp học mần non (92%). Các mục tiêu trong các kế hoạch đã xây dựng được 54,7% các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá là tốt, phù hợp với tình hình thực tiễn địa

phương, đặc điểm trẻ và đội ngũ giáo viên. Trong số các đối tượng tham gia khảo sát có 58,7% cho rằng nhà trường đã xây dựng các kế hoạch giáo dục trẻ là khá cân đối giữa các lĩnh vực, khối lượng kiến thức, kỹ năng đặt ra cho trẻ là phù hợp. trường đã thực hiện nghiêm túc công tác dân chủ cơ sở. 64% đánh giá công tác lấy ý kiến bàn bạc của tập thể nhà trường là mức tốt.

Bảng 2.5. Tổng hợp đánh giá về thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch GD trẻ tại trƣờng mầm non Ánh Dƣơng

TT Nội dung đánh giá Tốt

(%) Bình thƣờng (%) Khơng tốt (%) 1

Đảm bảo quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác giáo dục mầm non

92,0 8,0 0

2

Mục tiêu trong kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn đặc điểm của trẻ và đội ngũ GV

54,7 22,0 23,3

3

Các nội dung trong kế hoạch được cân đối giữa các lĩnh vực phát triển đặt ra cho trẻ theo từng độ tuổi với khối lượng kiến thức, kỹ năng phù hợp.

58,7 17,3 24,0

4

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở có sự tham gia bàn bạc, thống nhất của tập thể GV nhà trường

64,0 30,7 5,3

Tuy nhiên, bên cạnh các số liệu khả quan đó thì khi đánh giá về cơng tác quản lý việc xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ do có sự khác nhau về nhận thức đối với chương trình GDMN hiện nay nên vẫn có 23,3% đối tượng được khảo sát chưa tán đồng với ý kiến là các mục tiêu kế hoạch đã phù hợp với đặc điểm tình hình chung tại địa phương, đặc điểm thực tiễn nhà trường. Có

24% các đối tượng khảo sát cho rằng rằng các nội dung trong kế hoạch giáo dục trẻ được xây dựng chưa được sắp xếp cân đối giữa các khối lượng kiến thức, kỹ năng và phù hợp với độ tuổi trẻ.

Tóm lại, việc quản lý cơng tác xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ tại nhà trường Ánh Dương đã đạt được những yêu cầu và hiệu quả nhất định. Các kế hoạch được xây dựng đúng kỳ hạn, với mục tiêu và nội dung tương đối hợp lý. Tuy nhiên, vẫn cịn có những đánh giá về một số mục tiêu, nội dung đưa ra chưa thực sự phù hợp. Điều này đặt ra yêu cầu về việc phải có những điều chỉnh tích cực trong quản lý việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường.

2.3.2.3. Thực trạng quản lý việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ tại trƣờng mầm non Ánh Dƣơng

Tiến hành khảo sát đánh giá về thực trạng quản lý việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ. Căn cứ vào số liệu khảo sát tại Bảng 2.6 tôi nhận thấy, thực trạng quản lý việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non Ánh Dương đã được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Kết quả khảo sát thu về là 82% đối tượng được khảo sát đánh giá việc chỉ đạo xây dựng các kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở mức tốt, 73,4% cho rằng việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch các hoạt động giáo dục của nhà trường dựa trên nhu cầu và kinh nghiệm cá nhân của trẻ. 75,3% các đối tượng tham gia khảo sát đã đánh giá rằng việc chỉ đạo giáo viên trong trường thực hiện các hoạt động giáo dục với các phương pháp, hình thức linh hoạt đã đạt kết quả tốt.

Bảng 2.6. Tổng hợp đánh giá về thực trạng quản lý tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ tại

TT Nội dung đánh giá (%) Tốt

Bình thƣờng (%) Khơng tốt (%)

1 Xây dựng các kế hoạch hoạt động giáo dục với các nôi dung cụ thể. 82,0 13,3 4,7 2

Tổ chức thiết kế các hoạt động giáo dục xuất phát từ nhu cầu và kinh nghiệm cá nhân của trẻ.

73,4 21,3 5,3

3

Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng các hoạt động giáo dục theo kế hoạch với các phương pháp, hình thức linh hoạt trong chương trình GDMN

75,3 16,0 8,7

4

Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ với hình thức đa dạng, linh hoạt và hiệu quả.

68,7 19,3 12,0 Nhìn chung, việc quản lý việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ tại nhà trường Ánh Dương đã đạt được những yêu cầu và hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn cịn có những vấn đề tồn tại đã được thể hiện rõ trong Bảng 2.7. Có 13,3% cho rằng các nội dung trong khi tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch hoạt động giáo dục chưa được cụ thể, chi tiết và đã có 4,7% ý kiến khảo sát đánh giá nội dung đang được thực hiện không tốt. 21,3% các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá rằng hiện nay việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch hoạt động giáo dục hiện nay trong nhà trường được tổ chức chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu và kinh nghiệm cá nhân trẻ, thậm chí vẫn có ý kiến cho rằng nội dung quản lý này nhà trường thực hiện không tốt (8,7%).

Các đối tượng tham gia khảo sát có đánh giá như vậy có thể là do việc xây dựng các kế hoạch hoạt động giáo dục trong trường vẫn mang tính hình thức, chung chung. Việc xây dựng các kế hoạch là các văn bản hướng dẫn của cấp trên chứ chưa thật sự quan tâm đến tính thực tiễn trong nhà trường để đưa ra các nội dung cụ thể phù hợp. Bên cạnh đó, do đội ngũ giáo viên vẫn tổ

chức các hoạt động giáo dục theo lối mòn cũ của phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo chương trình đổi mới vì vậy nên khi thiết kế các hoạt động giáo dục trẻ vẫn chưa thật sự xuất phát từ nhu cầu của trẻ, đồng thời với điều này đã dẫn đến việc lựa chọn các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục trẻ chưa thật sự linh hoạt và đi theo được các yêu cầu của chương trình GDMN hiện hành.

Công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ vẫn còn thiếu linh hoạt, chưa hiệu quả. Có 68,7% đánh giá đạt mức độ tốt. 29,3% đối tượng tham gia khảo sát đánh giá hoạt động kiểm tra, khảo sát là ở mức khơng tốt (12%) hoặc bình thường (19,3%). Do nhận thức về việc kiểm tra, đánh giá vẫn còn chưa thấu đáo nên việc kiểm tra, đánh giá từ vai trị là chức năng để rà sốt tìm ra các điểm hạn chế cũng như đề xuất các biện pháp cải tiến chất lượng lại trở thành một áp lực, gánh nặng đối với đội ngũ. Bên cạnh đó việc áp dụng các hình thức kiểm tra đánh giá khá cứng nhắc, mâu thuẫn với tính linh hoạt, phong phú của nội dung, mục tiêu chương trình GDMN hiện nay dẫn đến kết quả của việc kiểm tra, đánh gia khơng mang tính tổng quát, khách quan.

Từ thực trạng trên, đặt ra một yêu cầu là nhà trường cần phải có những biện pháp điều chỉnh tích cực trong quản lý việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường.

2.3.2.4. Thực trạng việc quản lý và tổ chức khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trƣờng

Đánh giá về công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục trẻ trong phạm vi đề tài thu được kết quả thu được thể hiện trong Bảng 2.7. Nhà trường cũng đã đầu tư một hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô và trẻ. Công tác quản lý việc sử dụng, khai thác cơ sở vật chất, trang thiết bị được nhà trường quan tâm. Định kỳ hàng năm, căn cứ vào các kế

hoạch hoạt động đã được xây dựng với các nội dung, mục tiêu cụ thể; căn cứ vào các quy định, điều lệ chuyên môn đối với cấp học mà nhà trường đã xây dựng các kế hoạch đầu tư mới, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cai tạo...hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục của cô và trẻ nhà trường.

Bảng 2.7. Tổng hợp đánh giá về thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục trẻ

TT Nội dung đánh giá

Đạt yêu cầu (%) Không đạt yêu cầu (%) Không ý kiến (%) 1

Xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kịp thời và phù hợp với nhu cầu của trẻ

58,0 32,0 10,0

2

Quản lý việc sử dụng, khai thác công năng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học hợp lý, có hiệu quả

52,7 28,0 19,3

2

Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học hợp lý và có hiệu quả

58,0 28,7 13,3

Song song với việc đó, việc kiểm tra, đánh giá để quản lý việc sử dụng, khai thác công năng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học hợp lý, có hiệu quả tránh lãng phí cũng được thực hiện. Tuy nhiên, nhìn vào số liệu Bảng 2.7 chúng ta có thể nhận thấy, cơng tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục trẻ mặc dù cũng đã thu được các kết quả đáng kể nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Do nhà trường là nhà trường công lập, việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phải phụ thuộc vào việc cấp ngân sách nhà nước chứ bản thân nhà trường khơng có nguồn thu để chi trả cho

hoạt động này. Vì lẽ đó, các kế hoạch đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất nhiều lúc không kịp thời theo nhu cầu của cô và trẻ. Mặc dù theo điều lệ nhà trường có nhân viên thiết bị, tuy nhiên đến nay nhà trường vẫn đang phải cho nhân viên kế toán kiêm nhiệm cơng tác quản lý tài sản, trang thiết bị, vì lẽ đó cơng tác quản lý việc sử dụng, khai thác công năng các trang thiết bị, đồ dùng dạy cũng như việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học đảm bảo hợp lý, có hiệu quả cịn gặp nhiều bất cập, hiệu quả chưa thật sự cao

2.3.2.5. Thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lƣợng trong công tác giáo dục trẻ tại trƣờng mầm non Ánh Dƣơng

Trong quá trình thực hiên đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát về vai trị của các lực lượng tham gia cơng tác giáo dục trẻ mầm non để có số liệu đánh giá thực trạng quản lý công tác phối kết hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục trẻ mầm non trong nhà trường Ánh Dương. Kết quả thu được cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 63 - 76)