Yếu tố gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 47 - 49)

1.4. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc QLGD trẻ mầm non

1.4.2. Yếu tố gia đình

Gia đình là tế bào tự nhiên của xã hội. Gia đình có ý nghĩa đặc biệt, có vai trị quan trọng đối với cuộc sống và sự phát triển của trẻ mầm non, là môi trường đảm bảo sự giáo dục và truyền lại cho trẻ những giá trị văn hóa truyền thống. mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường là một mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ và cùng hướng tới một mục tiêu chung là giúp trẻ phát triển tồn diện.

Gia đình là cái nơi của xã hội, cái nôi đầu tiên giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách trẻ. Ưu thế của gia đình trong việc giáo dục trẻ là dựa trên cơ sở tình cảm, trẻ tin cậy và tiếp nhận những tác động của gia đình một cách tích cực hơn. Với sự gắn bó bằng những xúc cảm huyết thống đã làm cho gia đình

có khả năng tìm hiểu và tiếp cận với từng đứa trẻ một cách cá biệt đồng thời từ đó tìm ra cách tác động với từng đứa trẻ. Giáo dục gia đình được xuất phát từ tình cảm và thơng qua tình cảm, có khi khơng cần lời nói mà chỉ cần qua thái độ, việc làm, cách đối xử trong gia đình, gia đình là một tổ ấm đảm bảo điều kiện an toàn cho trẻ nhỏ phát triển. Nhân cách của đứa trẻ phụ thuộc một phần vào nề nếp gia đình, giáo dục phải được bắt đầu từ gia đình rồi mới đến nhà trường và xã hội.

Giáo dục gia đình gắn liền với thực tế cuộc sống và lợi ích barnt hân của mỗi gia đình nên giaoa dục gia đình mang tính linh hoạt, thích ứng nhanh với sự thay đổi của xã hội và sự phát triển của từng đứa trẻ so với giáo dục nhà trường.

Ngày nay xã hội đã xác định giáo dục con cái là trách nhiệm của gia đình, như điều 64 Hiến pháp nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Cha mẹ có trách nhiệm ni dạy con trở thành ngƣời cơng dân tốt, con

cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ơng, bà, cha, mẹ”. Với một nguồn

tình cảm tự nhiên các gia đìnhđã thực hiên chức năng giáo dục con cái một cách tích cực với mong muốn có nhữngđứa con khoẻ mạnh, thơng minh, ngoan ngỗn, lớn lên là người cơng dân tốt có ích cho gia đình và xã hội.

Những ảnh hưởng của gia đình lên đứa trẻ sẽ là đầu tiên, sâu đậm và ấn tượng nhất, đóng vai trị quyết định để hình thành nên nhân cách của mỗi đứa trẻ sau này. Để phát huy vai trị của gia đình trong việc giáo dục con trẻ thì trước hết các bậc làm cha mẹ phải coi việc dạy dỗ con ở nhà là một trong những nhiệm vụ lớn. Hãy là những người mẹ, người cha, người thầy, người cô và là những người bạn tốt nhất của con mình. Ngay khi trẻ đang nằm nơi, bố mẹ đã phải dạy trẻ biết yêu thương, vui cười thơng qua việc chơi và trị chuyện với bé, dạy chế độ sinh hoạt thông qua việc cho bé ăn, ngủ, vệ sinh. Khi trẻ ở lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm đến các mặt sau đây của trẻ: Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc rèn luyện

các giác quan, phát triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục lòng thương yêu đối với sự vật và con người xung quanh mình.Nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, khơng có tri thức về giáo dục con cái; sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; sử dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân; có các hoàn cảnh éo le hoặc hay bị sử dụng bằng vũ lực... đã tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ về sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 47 - 49)