Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 26 - 30)

1.2. Một số khái niệm cơ bản về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

1.2.3. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên

1.2.3.1. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức bao gồm:

thân mình. Nhiệm vụ cốt yếu của người quản lý là làm thế nào để mọi người biết nhiệm vụ của mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức. Đây chính là chức năng kế hoạch hóa của nhà quản lý. Kế hoạch hóa bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất đinh của cả hệ thống quản lý và bị quản lý. Kế hoạch phải định hướng hoạt động không những của nhà quản lý mà của cả tổ chức vào các kết quả đạt được. Xây dựng kế hoạch trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ ngay từ trong việc xây dựng chương trình năm học, kì học, trong mỗi mơn học của Nhà trường đặc biệt trong các môn Tư tưởng HCM hay các môn Đạo đức người điều dưỡng, tâm lý học....

- Tổ chức thực hiện kế hoạch: Để giúp mọi người cùng làm việc với nhau nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cần phải xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trị nhiệm vụ và vị trí cơng tác, việc xây dựng các vai trị nhiệm vụ là chức năng tổ chức trong quản lý. Vai trò của một bộ phận hay cá nhân hiểu rõ cơng việc của mình nằm trong phạm vi nào, nhằm mục đích hay mục tiêu nào, cơng việc của họ ăn khớp như thế nào với các cá nhân hoặc các bộ phận khác và những thơng tin cần thiết để hồn thành cơng việc. Điều này đòi hỏi người quản lý phải thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Ngồi ra cịn phải chú ý tới phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ.

- Chỉ đạo thực hiện: Đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lý. Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lý phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Để quyết định trở thành hiện thực, yếu tố quyết định là việc tổ chức thực hiện. Đây là giai đoạn khó khăn địi hỏi nỗ lực rất lớn của người quản lý. Quá trình tổ chức thực hiện quyết định gồm: Truyền đạt quyết định, lập kế hoạch thực hiện quyết định, thực hiện quyết định, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyết định, điều chỉnh quyết định (nếu cần) và tổng kết việc thực hiện quyết định.

- Kiểm tra thực hiện kế hoạch: Đây là chức năng quan trọng và xuyên suốt quá trình quản lý. Kiểm tra nhằm thẩm định, xác định hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định. Ngồi ra cịn có thể hiểu kiểm tra là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ phù hợp với quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lý với các quyết định quản lý đã lựa chọn. Mục đích cuối cùng của kiểm tra là điều chỉnh quyết định quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý đã đề ra.

1.2.3.2. Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên

- Phương pháp tổ chức hành chính: là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính dứt khốt, bắt buộc như nghị định, nghị quyết, văn bản quy chế, quy định, nội quy. Ở trường cao đẳng, phương pháp này thường thể hiện qua các nội quy – quy chế SV, nghị quyết của hội nghị CB công chức, nghị quyết của hội đồng giáo dục, quy định, nội quy của nhà trường. Phương pháp tổ chức hành chính là tối cần thiết trong công tác quản lý tuy nhiên nếu lạm dụng phương pháp này sẽ dẫn đến quan liêu, mệnh lệnh.

- Phương pháp kinh tế: đây là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động gián tiếp lên đối tượng quản lý dựa trên các lợi ích vật chất và các địn bẩy kinh tế để làm cho đối tượng quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm một cách tốt nhất mà không phải đôn đốc nhắc nhở nhiều về mặt hành chính, mệnh lệnh.

- Phương pháp kích thích hoạt động đây là nhóm phương pháp tác động vào tình cảm, ý chí nhằm động viên khích lệ thúc đẩy những mặt tích cực hoặc hạn chế những biểu hiện tiêu cực trong từng hoạt động của đối tượng. Trong nhóm phương pháp này thi đua được coi là một phương pháp kích thích sự khẳng định của mỗi cá nhân, thúc đẩy sự phát triển của họ. Khen thưởng là phương pháp biểu thị sự công nhận của nhà quản lý với những thành tích, hành vi tốt của cá nhân hoặc tập thể và trách phạt là phương pháp biểu thị thái độ khơng đồng tình, lên án về những sai lầm, những vi phạm của cá nhân hoặc tập thể gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích chung của nhà trường.

- Nhóm phương pháp tâm lý xã hội: là phương pháp mà chủ thể quản lý kích thích đúng vào nhu cầu tâm lý đối tượng quản lý để hộ ln hết lịng, tồn tâm tồn ý vào cơng việc, coi những mục tiêu, nhiệm vụ quản lý như là mục tiêu và cơng việc của mình, ln cố gắng trau dồi để họ hồn thành tốt nhiệm vụ.

Kết quả quản lý hoạt động GDĐĐ: Quan trọng nhất của quản lý hoạt động GDĐĐ là làm sao cho quá trình GDĐĐ tác động tới mọi người để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức cụ thể được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.

1.2.3.3. Mục tiêu của việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong xã hội hiện nay nói chung và trong nhà trường nói riêng là hướng tới việc thực hiện phát triển toàn diện nhân cách cho người học.

Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh – sinh viên là làm cho quá trình giáo dục đạo đức vận hành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức.

Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức bao gồm:

- Về nhận thức giúp cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động quản lý giáo dục đạo đức, nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn diện.

- Về thái độ tình cảm giúp mọi người biết ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việc làm trái pháp luật, có thái độ đúng đắn với hành vi của bản thân đối với công tác quản lý giáo dục đạo đức.

- Về hành vi tích cực tham gia quản lý và tổ chức việc giáo dục đạo đức. hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tự rèn luyện tu dưỡng theo chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.

Điều quan trọng nhất của việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là làm sao cho quá trình giáo dục đạo đức là tác động đến người học để hình

thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, tạo lập được thói quen hành vi đạo đức để thể hiện thường xuyên trong hành vi hàng ngày.

1.2.3.4. Nội dung của việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức bao gồm:

- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, hiệu quả chất lượng q trình giáo dục trên cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục.

- Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức, đảm bảo sao cho kế hoạch vừa bao quát, vừa cụ thể phù hợp với từng đối tượng khác nhau, kế hoạch có tính khả thi.

- Kế hoạch phải được xây dựng từ tình hình thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường nhưng cũng chú ý đến hoạt động dự báo khoa học về quản lý giáo dục đạo đức thời gian tiếp theo. Kế hoạch phải đưa ra các chỉ tiêu và các giải pháp cụ thể.

- Triển khai chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch theo đúng nội dung yêu cầu và tiến độ, thường xuyên kiểm tra uốn nắn những lệch lạc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể.

- Xây dựng tập thể cán bộ - giảng viên – sinh viên, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức trong nhà trường, thực hiện hoạt động tổ chức cán bộ, đảm bảo chính sách, chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ và đời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ - giảng viên – sinh viên.

- Thu hút, tổ chức và phối hợp sự tham gia của các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường vào việc xây dựng nhà trường (xã hội hóa giáo dục) tạo ra mơi trường giáo dục tốt đẹp, thống nhất.

- Tổng kết đánh giá khen thưởng, phê bình kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia tổ chức quản lý và tổ chức giáo dục đạo đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)