2.3.3.1. Thái độ của SV với nghề y - dược
Thái độ tích cực đối với nghề Y – Dược của SV được thể hiện ở lòng yêu nghề, sự say mê, nhiệt tình với cơng việc bởi vì cơng việc, nếu SV khơng có lịng u nghề, khơng có tình thương u với con người thì khơng thể hồn thành được nhiệm vụ sau này. Do vậy, trong quá trình SV học trên ghế nhà trường thì người CB quản lý cần nắm được để có các phương pháp tác động phù hợp. Thái độ tích cực với nghề là sự thể hiện sự hứng thú nghề nghiệp, chí hướng hoạt động của bản thân. Để tìm hiểu động cơ và thái độ của SV đối với
nghề y – dược, tôi đã tiến hành khảo sát trên 500 SV của các chuyên ngành để tìm hiểu về động cơ chọn nghề có ảnh hưởng đến việc GDĐĐ của SV.
Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ như sau:
Bảng 2.7: Thái độ của SV với nghề y - dược
Stt Thái độ của SV với nghề Kết quả khảo sát Tổng số Tỷ lệ % 1 Rất yêu nghề 369 73.7 2 Yêu nghề 105 21 3 Không yêu nghề 26 5.3 73.7 % 21 % 5.3 %
Biều đồ 1. Thái độ của SV với nghề - dược Chú dẫn biểu đồ 1
1- Yêu nghề 73,7% 2- Rất yêu nghề 21% 3- Không yêu nghề 5,3 %
Nhận xét: Qua số liệu khảo sát trên ta thấy số SV rất yêu nghề chiếm tỉ
lệ cao 73,7%, yêu nghề chiếm 21%. Đây là một tỷ lệ đáng phấn khởi tạo điều kiện thuận lợi trong HĐGDĐĐ nghề nghiệp cho SV khi các bạn còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tuy nhiên vẫn còn 5,3% trả lời không yêu nghề qua trao đổi với bạn Nguyễn Văn Thọ lớp cao đẳng A5-6, bạn cho rằng lựa chọn nghề này là do bố mẹ hướng nghiệp chứ khơng phải do sở thích của bạn. Một số bạn SV khác
thì cho rằng lựa chọn nghề này là có anh chị học trước... đây là một tỷ lệ thấp nhưng cũng đặt ra cho công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, Nhà trường cần quan tâm hơn nữa để giúp cho SV nhận thức được giá trị của nghề nghiệp có tình u thực sự với nghề khi đã chọn từ đó để ra sức học tập và rèn luyện để thực sự có tâm có tài trong cuộc sống.
2.3.3.2. Động cơ khi thi vào trường của SV
Khi tiến hành khảo sát với 500 bạn SV trong Nhà trường để nghiên cứu về động cơ khi thi vào các trường y - dược của SV, tôi đã thu được kết quả qua bảng số liệu và bảng biểu như sau:
Bảng 2.8: Động cơ thi vào trường của SV.
Stt Lý do thi vào trường Kết quả khảo sát
Tổng số % Thứ bậc 1 Nghề được xã hội đánh giá cao 324 64,8 3
2 Nghề dễ kiếm tiền 122 24,4 7
3 Dễ tìm việc làm 386 77,2 1
4 Hợp khả năng 106 21,2 9
5 Có cơ hội mở hiệu thuốc, phòng khám
280 56 6
6 Theo bố mẹ, bạn bè 110 22 8
7 Muốn được cứu giúp người bệnh 298 59,6 4
8 Tình yêu với nghề 342 68,4 2
77.2 % 68.4 % 64.8 % 59.6 % 59.2 % 56 % 24.4 % 22 % 21.2 % 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Biểu đồ 2. Động cơ thi vào trường của SV
Nhận xét: Qua bảng số liệu và biểu đồ 2 tôi nhận thấy SV thi vào Trường
Cao đẳng Dược Phú Thọ xuất phát từ nhiều lý do, nhưng tập trung chủ yếu ở các lý do sau:
- Dễ tìm việc làm: 77,2% - Tình yêu với nghề: 68,4%
- Nghề được xã hội đánh giá cao: 64,8% - Muốn cứu giúp người bệnh: 59,6%.
Phần lớn SV có suy nghĩ y – dược là nghề dễ tìm được việc làm (chiếm 77,2%) điều này thể hiện một thực tế trong xã hội, trước hết đó là tâm lý việc làm của hầu hết SV khi bắt đầu lựa chọn một ngành nghề trong tương lai, thứ hai đó là thực tế xã hội đối với ngành y – dược là cơ hội việc làm luôn rộng mở bởi ngành y – dược ln là ngành địi hỏi nhiều nhân lực trong các cơ quan nhà nước hoặc công ty tư đến nhà thuốc cá nhân…Đối với lý do thi vào trường là tình yêu với nghề và mong muốn cứu giúp người bệnh chiếm tỷ lệ khá cao ( 68,4 % và 59,6%). Đây là điều kiện thuận lợi để SV rèn luyện chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người CB y – dược. Bên cạnh đó về phía Nhà trường cần phải có những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp phù hợp nhằm tác động đến nhận thức của SV để khi ra trường SV
thực sự là người CB y tế có đủ đức đủ tài, thực hiện y đức suốt đời khi hành nghề y – dược.
Như vậy giáo dục lòng yêu nghề, say mê với nghề nghiệp là một phẩm chất đạo đức nghề nghiệp quan trọng của người CB y – dược đòi hỏi sự quan tâm thường xuyên trong suốt quá trình đào tạo từ người CB quản lý đến GV, giáo viên và các lực lượng khác trong Nhà trường.