đức cho sinh viên
- Yếu tố nhà trường: Nhà trường với cả một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc quản lý GDĐĐ cho SV. Với những định hướng mục tiêu giáo dục theo chuẩn mực giá trị tiến bộ, đúng đắn, với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại và đặc biệt là đội ngũ CB, GV, được đào tạo cơ bản, có đầy đủ phẩm chất và năng lực sẽ là yếu tố có tính quyết định quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV.
- Yếu tố gia đình: Gia đình với những mối quan hệ mật thiết là nơi nôi dưỡng và giáo dục từ trong bào thai mẹ đến hết cuộc đời mỗi người. Là cội
nguồn của mọi nguồn hình thành nhân cách cho SV. “nề nếp gia phong” hay “nếp nhà” là những điều rất quan trọng mà người xưa đã nói về giáo dục gia đình, nếp nhà cũng sẽ là một trong những yếu tố có tính quyết định đến quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV.
- Yếu tố xã hội: Ở đây muốn nói tới yếu tố mơi trường giáo dục rộng lớn hơn đó là cộng đồng nơi cư trú của SV. Từ bản làng, khu phố, đến các tổ chức đoàn thể, cơ quan nhà nước ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV. Nếu được sống trong một môi trường xã hội lành mạnh, một cộng đồng xã hội văn minh, một mơi trường ít tệ nạn xã hội thì chắc chắn quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.
- Yếu tố chủ quan: nhận thức, thái độ, kỹ năng của CBQL, giảng viên, nhân viên, SV của NT về vai trò của hoạt động GDĐĐ. Đây được coi là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV bởi lẽ nếu người CBQL khơng có nhận thức đúng về hoạt động GDĐĐ thì sẽ khơng có những hành động cụ thể trong việc lên kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch hay sẵn sang làm tấm gương cho SV trong hoạt động này và hơn nữa là việc triển khai thực hiện biện pháp thiếu đồng bộ, thiếu quyết tâm từ những CBQL này. Như vậy chắc chắn hiệu quả hoạt động GDĐĐ sẽ không cao. Cũng giống như vậy thì nếu SV khơng nhận thức đúng thì bản thân sẽ khơng tự rèn luyện, khơng hợp tác, tiếp thu và đi ngược lại với các chuẩn mực đạo đức trong Nhà trường.
- Yếu tố khách quan như điều kiện thực hiện các nội dung của GDĐĐ, tác động của kinh tế xã hội, đặc thù của Nhà trường như đối tượng sinh viên, công tác quản lý sinh viên. Trong nền kinh tế thị trường những chuẩn mực đạo đức xã hội có nhiều biểu hiện phức tạp kéo theo sự sa sút trong đạo đức nghề nghiệp đặc biệt là đạo đức nghề y đang là hồi chuông cảnh báo những hiện tượng y sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ có biểu hiện sa sút trong đạo đức nghề nghiệp như: tình trạng nhận phong bì, y sĩ, bác sĩ thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử với bệnh nhân…ngày càng gia tăng, chính điều đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến đạo đức của người SV từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong các nhà trường hiện nay đặc biệt là nhà trường dân lập các yếu
tố khách quan như: chế độ của cán bộ làm công tác giáo dục đạo đức, cơ sở vật chất của nhà trường…đều ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức, như việc các cán bộ làm hoạt động này mặc dù rất tâm huyết nhưng ngồi việc phân cơng bố trí cơng việc dẫn đến việc khơng có thời gian hay cơ chế chính sách khơng thỏa đáng cũng làm cho hoạt động này kém hiệu quả hoặc cơ sở vật chất của nhà trường không đảm bảo cho hoạt động này thực hiện có hiệu quả
Tiểu kết chương 1
Đạo đức nói chung và y đức nói riêng chỉ được hình thành qua q trình giáo dục, có thể khẳng định GDĐĐ là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nói chung trong nhà trường. Mục tiêu của GDĐĐ là hình thành những phẩm chất đạo đức cho người học trên cơ sở có nhận thức thái độ, hành vi đạo đức. Nội dung của quản lý hoạt động GDĐĐ là góp phần hướng tới sự phát triển của con người toàn diện, phát triển nhân cách của từng người học, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện được mục tiêu GDĐĐ và nội dung quản lý hoạt động GDĐĐ thì mỗi trường học phải áp dụng được một hệ thống các phương pháp GDĐĐ thích hợp và có hiệu quả.
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, có sự phân tầng trong xã hội, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV trong các trường học đặc biệt là trường y – dược ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Vấn đề GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ không chỉ là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành y tế mà là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Tất cả những vấn đề nêu trên đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan và phụ thuộc ở mức độ rất lớn vào việc quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường. Muốn đề ra những biện pháp quản lý hoạt động gáo dục đạo đức cho SV có tính khả thi và hữu hiệu thì phải có sự đánh giá đúng về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường. Vì vậy, ở chương 2 của luận văn tơi đã tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV tại Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ