Biện pháp quản lý là những hoạt động quản lý nhằm tác động có hiệu quả đến khách thể để thực hiện các nhiệm vụ quản lý và đạt những mục tiêu quản lý đề ra. Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động khơng có biện pháp nào là vạn năng, thường phải vận dụng nhiều biện pháp để phối hợp nhằm giải quyết các vấn đề. Phải tùy theo cơng việc con người, hồn cảnh, điều kiện, thời gian…mà lựa chọn và kết hợp các biện pháp một cách thích hợp.
Mỗi biện pháp có những ưu điểm và có những hạn chế nhất định, do đó tất cả những biện pháp trên phải được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ.
Trong các biện pháp trên thì biện pháp: “ Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ CB quản lý, GV, giáo viên, Cố vấn học tập, các tổ chức Đoàn, Hội Nhà trường về vị trí, tầm quan trọng của quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV” có ý nghĩa tiên quyết vì nếu nhận thức đúng thì sẽ hành động đúng. Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch có ý nghĩa then chốt trong một chu trình quản lý, bên cạnh đó việc phối hợp với các lực lượng ngoài Nhà trường để quản lý hoạt động GDĐĐ cũng rất quan trọng, vì chỉ có Nhà trường thì hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ sẽ không cao và biện pháp nêu gương
là biện pháp có tác động nhanh nhất và hiệu quả nhất tới quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV. Các biện pháp khác đều có tác động quan trọng trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV vì nó tạo điều kiện để các nhà quản lý phát huy được sức mạnh tổng hợp, từ đó thực hiện tốt cơng việc của mình.
Sơ đồ 1: mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất