Khái niệm sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 30 - 33)

1.2. Một số khái niệm cơ bản về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

1.2.4. Khái niệm sinh viên

1.2.4.1. Sinh viên

Có rất nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau về khái niệm SV, tựu chung lại chúng ta có thể hiểu theo cách đơn giản nhất đó là: SV là người học tập tại

các trường đại học, cao đẳng. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghế, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học.

Trường cao đẳng là đơn vị cơ sở giáo dục- đào tạo của bậc cao đẳng. Trường đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện trong ba năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp. Tất cả người học đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp, đang học tập trong các trường cao đẳng, trong quá trình học ba năm được truyền thụ kiến thức về một ngành nghề. Được nhà trường cấp bằng Cao đẳng chính quy cho ngành nghề ấy.

1.2.4.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên

Quản lý hoạt động GDĐĐ muốn đạt kết quả tốt phải phù hợp với đặc điểm sinh viên. Về mặt sinh học, giai đoạn này bộ não con người phát triển khá hồn thiện các nhà chun mơn cho rằng trọng lượng của bộ não người lúc này đã đạt đến mức tối đa trọng lượng não của người bình thường (khoảng 1400gram) và chứa khoảng 14-16 tỉ nơron thần kinh. So với tuổi thiếu niên lúc này nơron thần kinh của SV có khả năng dẫn truyền luồng thông tin tốt hơn (nhanh hơn, chính xác hơn, sức chịu đựng cao hơn). Một số đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức, khả năng của sinh viên như:

Sự thích nghi với mơi trường sống và phương pháp học tập mới: Khi

bước chân vào giảng đường cao đẳng, đại học, các tân SV phải đối mặt với những thay đổi to lớn cả về nếp sinh hoạt hàng ngày và phương pháp học tập tại trường CĐ, ĐH. Chính vì vậy, trở thành SV đồng nghĩa với việc các em phải nhanh chóng thích nghi với điều kiện, hồn cảnh sống mới, mơi trường và phương pháp học tập mới. Sự thích nghi này hoàn toàn khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào tính cách, năng lực bản thân, sự tự chủ của các em… Để các em có thể nhanh chóng thích nghi với mơi trường mới và có thể học tập tốt nhất, việc tư vấn, cung cấp cho các em những kỹ năng sống, phương pháp học tập là thực sự cần thiết.

Sự phát triển nhận thức của SV: Nếu như trong môi trường học tập phổ

thông, học sinh được trang bị kiến thức chung trong sự giám sát chặt chẽ của gia đình, thầy cơ giáo thì trong mơi trường học tập ở bậc CĐ, ĐH, SV được trang bị những kiến thức chuyên ngành để có thể trở thành người lao động, người chuyên gia trong lĩnh vực mình được đào tạo. Hoạt động nhận thức của SV ln phải đi liền với tính tự giác, chủ động cao. Nếu như trước kia, các em được các thầy cô hướng dẫn, giảng giải kỹ càng các kiến thức phổ thơng thì trong mơi trường CĐ, ĐH, phương pháp truyền thụ theo kiểu “đọc – chép” khơng cịn phổ biến nữa mà chủ yếu là trang bị cho các em những kỹ năng tự học tập, tự trau dồi tri thức thông qua hệ thống thư viện, phịng thí nghiệm,… Đây là một đặc điểm quan trọng trong nhận thức và hoạt động học tập của SV và có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển về mặt chuyên môn, nhân cách nghề nghiệp của SV sau này.

Tự ý thức của SV: Cùng với hoạt động học tập, sự tự ý thức của SV

cũng phát triển hồn thiện hơn. Thơng qua mối quan hệ với những người khác cũng như những tri thức lĩnh hội được, các em sẽ có những đánh giá phù hợp về bản thân mình hơn. Đây là cơ sở thuận lợi để các em có thể rèn luyện, khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt mạnh nhằm hoàn thiện nhân cách của bản thân mình. Trong tự đánh giá của SV, cần tránh hai xu hướng hoặc đánh giá quá cao bản thân mình gây ra sự tự tin thái quá, kiêu ngạo, như vậy các em dễ gặp những “cú sốc” khi công việc diễn ra không như mong muốn; hoặc đánh giá quá thấp bản thân gây nên tình trạng tự ti, khơng phát huy hết được năng lực, sở trường của bản thân.

Đời sống xúc cảm, tình cảm: Đa số SV tại các trường CĐ, ĐH có độ tuổi từ 18 – 25. Có thể nói đây là giai đoạn đẹp nhất của đời người. Thế giới xúc cảm, tình cảm của SV biểu hiện khá phong phú, sinh động trong đời sống hàng ngày phản ánh một thế giới nội tâm tinh tế và nhạy cảm. Trong đời sống xúc cảm, tình cảm của SV, điều khơng thể khơng nói tới là tình u đơi lứa. Nếu so với HS THPT thì tình yêu trong thời kỳ SV nảy sinh khi các em đã có sự trưởng thành cả về vị thế xã hội và hoàn thiện về tâm sinh lý. Chính vì thế, nó là tình cảm thiêng liêng, lãng mạn đối với SV và là động lực quan trọng để

các em học tập, rèn luyện. Trong tình u đơi lứa của SV cũng cần có sự định hướng đúng đắn của nhà trường, đồn thanh niên để tình u của các em ln gắn liền với trách nhiệm của bản thân cũng như để tình u đó phù hợp với hồn cảnh, điều kiện học tập của mình.

Động cơ và định hướng giá trị của SV: Động cơ và định hướng giá trị của SV cũng có sự phát triển phong phú đa dạng. Điều đó phản ánh trong mục đích học tập, phấn đấu của các em có thể là những yếu tố tâm lý chủ quan như hứng thú, lý tưởng sống, tình u với mơn học… cũng có thể là những yếu tố nằm ngồi bản thân như học tập vì gia đình, vì thành tích…. Mặt khác, trong mơi trường tập thể, SV dần chấp nhận những phong cách, lối sống, giá trị sống của người khác và hướng đến những giá trị sống mình cho là phù hợp. Có thể nói, việc định hướng giá trị sống cho SV là việc làm cần thiết để hướng các em vào những mục đích, giá trị sống cao đẹp.

Có thể nói, sinh viên là lứa tuổi sung mãn nhất của đời người, các em có sức khỏe dồi dào, nhiều ước mơ hoài bão, tuổi trẻ và cả quãng đời dài đang ở phía trước. Điều cần nhấn mạnh là việc các em có phát triển hết các khả năng, điều kiện của mình hay khơng phụ thuộc nhiều vào định hướng đúng đắn cũng như tính tích cực hoạt động, học tập rèn luyện của các em. Nếu có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và có chí hướng vươn lên trong rèn luyện, học tập các em sẽ trở thành những chuyên gia, những trí thức trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)