3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV Trường Cao đẳng
3.2.2. Kế hoạch hóa việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV
Kế hoạch hóa là một trong những chức năng cơ bản, chủ yếu của hoạt động quản lý. Kế hoạch có nghĩa là trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, những điều kiện cụ thể để xác định mục tiêu, nội dung, chương trình hành động và bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
Mục tiêu của biện pháp: Xây dựng được kế hoạch cụ thể, có tính khả
thi và tính hiệu quả cao nhằm định hướng các hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV trong toàn trường.
Nội dung của biện pháp: Nhà trường phải căn cứ vào đường lối, chủ
trương của Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Y tế căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục của Tỉnh Phú Thọ để xây dựng kế hoạch GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV từng năm học, từng kỳ học và theo những chủ đề cụ thể. Mặt khác Nhà trường phải căn cứ vào đặc điểm tình hình những thuận lợi, khó khăn tác động đến việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV trước khi bước vào năm học mới để xây dựng kế hoạch đồng thời phải phân tích những nguyên nhân chủ quan, khách quan làm cho quản lý hoạt động GDĐĐ đạt chất lượng và hiệu quả cao. Đây chính là những cơ sở khoa học, khách quan cho việc xây dựng chương trình hành động trong việc GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV tạo sự thống nhất, đồng thuận phát huy tính tự giác, chủ động tích cực của đơng đảo CB quản lý, GV, giáo viên và SV của Nhà trường.
Cách thức tiến hành: Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của năm học, điều
kiện chủ quan, khách quan để xây dựng kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến đóng góp các bộ phận, hồn chỉnh và thông qua kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể.
+ Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV trong toàn Trường tùy theo từng thời gian cụ thể: Hàng tuần Ban cán sự lớp báo cáo
những nội dung hoạt động như học tập, rèn luyện có thơng qua chủ nhiệm lớp và bộ mơn cho phịng quản lý SV vào buổi giao ban cuối tuần.
+ Thông báo công khai ý kiến đánh giá SV và những tồn tại trên bản tin của Nhà trường.
+ Riêng các lớp đi thực tập, thực tế tốt nghiệp phải có ý kiến nhận xét, đánh giá của cơ sở ý tế.
+ Học kỳ và năm học xếp điểm rèn luyện của SV theo đúng quy chế của Bộ giáo dục – đào tạo, đánh giá thi đua của các tập thể dựa vào kết quả rèn luyện và ý kiến đánh giá của các phòng, ban liên quan và của giáo viên giảng dạy.
Kết quả cần đạt được: Xây dựng được kế hoạch chung và kế hoạch cụ
thể từng đơn vị, kế hoạch có sự nhất trí của các bộ phận liên quan.