Cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 78 - 82)

3.1.1. Chủ nghĩa Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về GDĐĐ.

HĐGDĐĐ cũng như mọi hoạt động xã hội khác không thể tách rời chính trị mà ln thống nhất, gắn bó chặt chẽ với chính trị và phục tùng chính trị. Trong mọi hoạt động giáo dục đòi hỏi các cơ quan quản lý giáo dục phải lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam làm cơ sở tư tưởng và phương pháp luận cho nhận thức và hành động của mình. Theo tinh thần đó mọi chủ trương, chính sách giáo dục đề ra phải phục vụ đường lối và nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng. Nội dung và phương pháp tổ chức quản lý giáo dục nói chung, quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV nói riêng phải phù hợp với những nguyên lý giáo dục của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, với đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, hay nói cách khác phải phù hợp với những nguyên tắc của đạo đức cách mạng dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, mối quan hệ giữa đạo đức và tài năng. Những bài nói, bài viết và những lần đi thăm các cơ sở y – dược đã thể hiện tư tưởng đó của Người. Câu nói: “Lương y phải như từ mẫu” là cốt lõi trong tư tưởng của Người về đức và tài của người thầy thuốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng việc rèn luyện cả đức và tài đối với CB y tế, song Người luôn nhấn mạnh đến đạo đức. Trong thư gửi hội nghị CB y tế toàn quốc tháng 2 năm 1955, Người căn dặn CB y tế ba điều: Phải thật thà đoàn kết mới tạo ra sức mạnh, vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích; phải thương u săn sóc người bệnh như ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; xây dựng nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân và dựa trên nguyên tắc khoa học – dân chủ - đại chúng.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ tài trong y tế chính là trình độ chun mơn kỹ thuật nghiệp vụ của mỗi CB y tế gắn với cương vị của họ, trong đó

điển hình nhất của CB y tế làm nhiệm vụ trực tiếp khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh. Cịn chữ đức trong y tế chính là đạo đức của CB y tế đối với mọi người trong xã hội mà điển hình nhất là của CB y tế làm nhiệm vụ trực tiếp khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao đạo đức của người thầy thuốc, coi đó là cội rễ bền vững hình thành y đức thật sự chân chính. Bởi vì người thầy thuốc chữa bệnh tức là cứu người mà muốn cứu người thì trước hết phải yêu người, chia sẻ nỗi đau, lo lắng của người bệnh. Mặt khác cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuy đức là gốc nhưng muốn chữa bệnh cho con người phải có chun mơn, bởi vì chỉ có đức tốt thơi thì chưa đủ. Người thầy thuốc phải có tài thì mới thực hiện thành cơng việc chuyển hóa cái đức thành lợi ích cho người bệnh. Khác với nhiều lĩnh vực, trong y tế việc khám chữa bệnh cho nhân dân không có quyền được thử nghiệm, sai sót, bởi lẽ đằng sau các chẩn đoán, điều trị đúng, sai là sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy, chữ tài đồng nghĩa với khoa học.

Về mối quan hệ giữa đức và tài cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp hài hịa ở trình độ cao. Câu nói của Người: “Lương y phải như từ mẫu” được cụ thể hóa là: Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là như người mẹ hiền. Như vậy, đức và tài được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn nhận trong sự biện chứng trên cơ sở hướng tới một mục đích nhân bản cao quý là cứu người, giành lại sự sống cho con người và đảm bảo sức khỏe cho con người.

Khơng có nghề nào lại đi vào đời sống con người một cách sâu sắc và cấp thiết như nghề y, bởi vì khơng có nghề nào mà một lỗi lầm hay mơt thiếu xót dù nhỏ nhất có thể gây nên những tác hại lớn nhất đến sức khỏe và cả tính mạng của con người, chúng ta đều biết đối với mọi người thì sự sống là điều q giá nhất.

Khi nói đến nhân cách của một con người, chúng ta thường quan niệm đó là sự thống nhất biện chứng giữa các phẩm chất và năng lực, còn gọi là đức và tài của con người. Sự hài hòa giữa đức và tài là những đặc điểm có ý nghĩa xã hội, có giá trị xã hội của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”, bởi vậy tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người

có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của SV ngày nay.

3.1.2. Các cơ sở pháp lý

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đối với người CB y tế phải có đức – tài, đó cũng là tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta. Đảng ta đã đề ra các quan điểm về ngành y – dược:

- Con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khỏe là vốn quý nhất của tồn xã hội, mỗi người mỗi gia đình. Bởi vậy chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là nghĩa vụ quan trọng nhất của ngành y tế.

- Bản chất nhân đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa của hoạt động y tế địi hỏi phải có sự cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe. Thực hiện sự công bằng là đảm bảo cho mọi người đều được chăm sóc sức khỏe, phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội, đồng thời Nhà nước, Bộ Y tế phải có chính sách khám chữa bệnh miễn phí và giảm phí đối với người có cơng với nước, người nghèo, người sống ở vùng có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa và đồng bào các dân tộc.

- Phải luôn coi trọng dự phịng tích cực và chủ động đó là quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển của nền y tế Việt Nam

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, không làm mất bản sắc của y học cổ truyền dân tộc.

- Xã hội hóa sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và đa dạng hóa các hình thức chăm sóc sức khỏe nhân dân trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Nội dung của năm quan điểm này chính là cơ sở thể hiện đầy đủ đạo lý y học hay gọi là y đức ln được đặt ra trong tình hình hiện nay của ngành y tế nước ta.

Xuất phát từ thực trạng một số CB y tế không giữ được đạo đức người CB y tế như: Ứng xử với người bệnh chưa tốt, thiếu trách nhiệm trong khám, chữa bệnh và điều trị dẫn đến sai sót về chun mơn, bóc lột người bệnh bằng nhiều cách gây mất niềm tin của nhân dân ở một số nơi làm ảnh hưởng đến uy

tín của ngành y. Những năm gần đây Bộ Y tế đặc biệt chú ý thể chế hóa các nội dung về y đức của CB trong ngành để phấn đấu thực hiện đó là:

- Chỉ thị 04 BYT/CT của Bộ trưởng Bộ Y tế về vấn đề y đức

- Quyết định số 2088/BYT – QĐ ngày 06 tháng 01 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về y đức bao gồm 12 điều.

- Quyết định số 2397/1999/QĐ-BYT ngày 10 tháng 08 năm 1999 về đạo đức người hành nghề dược.

- Quyết định số 3923/1999/QĐ-BYT ngày 09 tháng 12 năm 1999 về đạo đức người hành nghề y học cổ truyền.

- Quyết định số 2526/QĐ – BYT ngày 21 tháng 08 năm 1999 về tiêu chuẩn phấn đấu về y đức cho các cá nhân và tập thể.

- Quyết định số 4031/2001/QĐ-BYT ngày 27 tháng 09 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh.

- Chỉ thị số 09/2001/CT-BYT về tăng cường y đức, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ và chất lượng chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế.

Như vậy, theo các Nghị quyết của Đảng, chủ trương của Bộ Y tế về việc tăng cường GDĐĐ và tư tưởng chính trị cho SV trong các trường y là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và mục tiêu cơ bản phải hướng đến của xã hội nói chung và các trường y nói riêng.

Để đạt được mục tiêu GDĐĐ của xã hội, nhà trường cần có mục tiêu, nội dung và phương pháp quản lý hoạt động GDĐĐ phù hợp theo hướng con đường Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

3.1.3. Yêu cầu nghề nghiệp:

Do đặc thù là nghề y – dược vốn từ xưa tới nay rất được coi trọng về vấn về y đức. Người làm y – dược ln nêu cao tình cảm, trách nhiệm trước cộng đồng. Xuất phát từ tình thương, từ kiến thức đã được trang bị trong nhà trường để những người cán bộ có đủ tài, đủ đức phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

Đối với mỗi ngành nghề nói chung và nghề y – dược nói riêng đều được xã hội đề cao vấn đề ĐĐ, tuy nhiên vấn đề ĐĐ lại trở nên cấp thiết hơn trong ngành y tế, không chỉ bởi những vấn đề xã hội của ngành y đang nổi

cộm và còn là những chuẩn mực cần phải được mỗi người cán bộ y – dược trau dồi từng ngày để trở nên hoàn thiện hơn trong chính ngành nghề mình đã chọn đúng như quan điểm “lương y như từ mẫu” đã được xã hội coi trọng từ xưa đến nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)