Tăng cường quản lý hoạt động GDĐĐ thông qua các tổ chức:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 87 - 90)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV Trường Cao đẳng

3.2.4. Tăng cường quản lý hoạt động GDĐĐ thông qua các tổ chức:

Đoàn, Hội SV.

Mục tiêu của biện pháp: Thực hiện phương châm Giáo dục kết hợp với

lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, Nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội, trong cơng tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV. Ngoài quản lý những giờ lên lớp qua các môn học, đặc biệt là mơn lý luận chính trị, Tư tưởng Hồ Chí Minh, cần chỉ đạo Đoàn thanh niên, Hội SV, Phịng Cơng tác SV, Ban quản lý ký túc xá và các phịng, ban, khoa, tổ chun mơn…Tổ chức nhiều hình thức hoạt động mang ý nghĩa chính trị - xã hội – thực tiễn nhằm quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV.

Nội dung của biện pháp: Trên thực tế những năm gần đây Đồn thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội SV Việt Nam cũng như Hội SV ở các thành phố, các trường Đại học, Cao đẳng nói chung và Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ nói riêng đã tổ chức nhiều hình thức hoạt động mang tính GDĐĐ cao thu hút đông đảo SV tham gia. Nhưng so với nhu cầu và khả năng vốn có của SV, các hình thức hoạt động này cần được triển khai một cách rộng khắp và đa dạng, phong phú hợp với lứa tuổi SV hơn nữa. Các phong trào như: “Tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên lập nghiệp”, “SV Việt Nam rèn đức, luyện tài vì tương lai tươi sáng”…Phong trào “Áo lành đùm áo rách”, phong trào giúp đỡ và chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có cơng với cách mạng, những gia đình gặp hồn cảnh neo đơn, những người già

cả ốm đau khơng nơi nương tựa, ngày thứ bảy tình nguyện, phong trào vệ sinh mơi trường “xanh, sạch, đẹp”. Các trương trình “Tìm hiểu Đảng cộng sản Việt Nam”, phong trào SV tình nguyện…đã tạo ra những sân chơi bổ ích cho SV. Đây là dịp để SV có cơ hội thể hiện tính tích cực xã hội của mình, phát huy cao độ năng lực tự chủ, tính độc lập sáng tạo trong hoạt động gắn “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”, biến ý thức đạo đức thành thực tiễn đạo đức, thành thói quen hành vi đạo đức, khơng ngừng nâng cao tình cảm đạo đức cách mạng cho mỗi SV. Chính thơng qua mơi trường sinh hoạt tập thể giúp cho SV tự vươn lên để hồn thiện bản thân mình

Tiêu chuẩn hàng đầu của hành vi đạo đức là phải gắn lời nói với việc làm, hiểu biết với hành động. Mọi sự tách rời giữa lý luận với thực tiễn, lời nói với việc làm đều đáng phê phán. Với ý nghĩa đó Nhà trường cần có sự chỉ đạo phối hợp giữa Đồn thanh niên, Hội SV, Phịng quản lý SV , Ban quản lý ký túc xá trong việc tổ chức một cách hợp lý, có kế hoạch các chương trình, các phong trào hoạt động thực tiễn nhằm GDĐĐ cho SV là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong việc GDĐĐ cho SV Trường Cao đẳng Dược hiện nay.

Cách thức tiến hành: Để tăng cường việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV có hiệu quả Nhà trường cần phải tăng cường quản lý thông qua các tổ chức: Đồn thanh niên, Hội SV và các phịng, ban, khoa, tổ chuyên môn cần chú ý các vấn đề:

+ Tăng cường chỉ đạo tổ chức Đồn, Hội SV và các phịng, ban, khoa, tổ chun mơn tạo sự đồn kết trong SV, tạo ra sự thống nhất cao trong tư tưởng và hành động. Đặc biệt là vấn đề tư tưởng phải thơng suốt, mọi người tự giác, tích cực tham gia các hoạt động do Đồn, Hội SV và các phịng, ban, tổ chun mơn phát động. Từ đó hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài xã hội tác động vào mơi trường sống của SV. Tư tưởng có thơng suốt, lịng nhiệt tình có được khơi dậy ở mọi người thì cơng việc mới thành công.

+ Chỉ đạo tổ chức thực hiện việc nêu gương người tốt việc tốt trước hết là những tấm giương gần gũi với các bạn SV ở ngay trong Nhà trường, trong khoa, lớp, địa phương sau đó mở rộng ra ngồi xã hội, sáng kiến hay trong

phong trào SV có tác dụng tích cực và ý nghĩa to lớn trong việc cổ vũ, động viên những SV ưu tú trong các phong trào hoạt động do Đoàn và Hội tổ chức. Những cá nhân điển hình tiên tiến xuất hiện trong các phong trào là những tấm gương cho mọi người học tập. Cụ thể hơn đó là việc: Mỗi CB Đồn viên phải quán triệt thống nhất đối với yêu cầu của giáo dục trách nhiệm cho thế hệ trẻ. Nêu cao tinh thần sống có trách nhiệm, từ đó làm gương tốt cho Đồn viên và góp phần xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh cho SV. Chỉ đạo tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa những tấm gương điển hình rèn luyện, học tập tốt với SV tồn trường, từng khoa hoặc từng lớp. Tăng cường việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” trên cơ sở huy động tham gia của gia đình SV, các tổ chức đoàn thể, nhất là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong việc lập lại kỷ cương, trật tự trong Nhà trường, loại bỏ các hành vi vi phạm quy chế trong thi cử….

+ Chỉ đạo việc tổ chức các hình thức hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội SV, Phịng cơng tác SV, Ban quản lý ký túc xá và các Phòng, ban, khoa, tổ chuyên môn hợp lý cả về thời điểm và độ dài thời gian. Tránh tổ chức quá nhiều các hình thức hoạt động ảnh hưởng đến thời gian học tập và sinh hoạt của SV hoặc tránh hoạt động chồng chéo. Trong một xã hội thông tin như hiện nay SV ngày càng có nhiều cơ hội học tập hơn, điều kiện học tập cũng tốt hơn…Do đó, SV cũng có nhiều thời gian hơn cho việc học bài, đến thư viện, tham gia nghiên cứu khoa học. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động đồn, các phong trào cần phải tính tốn kỹ lưỡng, tránh hình thức, gây lãng phí thời gian ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch học tập của SV.

+ Chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động của các tổ chức Đoàn, Hội SV và các phịng, ban, khoa, tổ chun mơn ln ln chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi SV, không quá “nặng nề”, “khô cứng”, nhưng cũng không nên quá “hời hợt” thiết sâu sắc, chỉ lấy “vui” là chính. Ở đây tính định hướng tư tưởng phải được đặt lên hàng đầu. Nhân cách SV trong Nhà trường là nhân cách chưa phát triển hoàn chỉnh, chưa được định hình một cách rõ nét, mọi sự lệch

lạc trong giáo dục dù là chính khóa hay ngoại khóa đều ảnh hưởng xấu đến q trình hình thành và phát triển nhân cách ở SV. Chỉ đạo tổ chức hội thảo quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV, phân cơng từng bộ phận liên quan phải có tham luận nhằm yêu cầu các bộ phận, cá nhân có trách nhiệm phải tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này. Sự đa dạng về hình thức, sự phong phú về nội dung, sự sâu sắc về ý nghĩa tư tưởng và GDĐĐ phải được coi là mục tiêu hàng đầu của các hình thức hoạt động này. Có như vậy mới đáp ứng được những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của SV, đồng thời chúng ta mới đạt được mục tiêu GDĐĐ cho SV qua các hình thức hoạt động xã hội đó. Chỉ đạo coi trọng thực hành và ứng dụng thực tế, gắn tri thức đạo đức với thực tiễn đạo đức, cần tạo điều kiện đưa SV vào các tình huống có vấn đề đạo đức được thể hiện qua hành vi đạo đức, thói quen đạo đức…đó là sự đánh giá đúng đắn nhất kết quả GDĐĐ cho SV.

+ Kiện tồn phịng cơng tác SV, có kế hoạch, nội dung, biện pháp giáo dục cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, sơ kết – tổng kết kịp thời. Quan tâm đầu tư thích đáng về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất…cho các hoạt động cụ thể, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đồng thời đưa việc quản lý hoạt động GDĐĐ là một tiêu chuẩn để đánh giá thi đua của từng thành viên hội đồng giáo dục trong từng tháng, từng kỳ, từng năm học. Nên có chế độ khen thưởng cho những người làm tốt hoạt động này. Phát huy vai trị quản lý hoạt động GDĐĐ thơng qua các tổ chức: Đoàn, Hội SV và các phòng, ban, khoa, tổ chuyên môn trong Nhà trường trong đó Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là chủ thể chủ động tổ chức quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)