Tổ chức, phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường, gia đình và các lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 90 - 92)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV Trường Cao đẳng

3.2.5. Tổ chức, phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường, gia đình và các lực

lực lượng xã hội trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV.

Quan điểm tiếp cận hệ thống đối với quá trình sư phạm địi hỏi phải tổ chức đúng đắn và kết hợp chặt chẽ quá trình giáo dục của Nhà trường với quá trình giáo dục của gia đình và xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục, hướng vào phát triển nhân cách toàn diện cho người học.

Đạo đức được hình thành từ trong nhân cách con người, nhân cách ấy được hun đúc từ nếp sống gia đình (tế bào của xã hội), trong cộng đồng sinh sống, từ dưới mái trường phổ thông và đặc biệt là trong các trường Y – Dược. Trước hết người thầy giáo phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức để học trò noi theo. Theo bài giảng thầy, cô phải lồng ghép việc dạy nghề với dạy người. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nơi hình thành phẩm chất đạo đức đầu tiên của con người. Đó là trường học đầu tiêu để giáo dục con người đi vào xã hội. Gia đình là nơi sản sinh ra những nhân cách đạo đức thường xuyên của xã hội do vậy, vai trị của gia đình là to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội, nhà trường có vị trí trung tâm và nói đến nhà trường là nói đến mơi trường giáo dục chuyên nghiệp, có nền nếp kỷ cương, kỷ luật nghiêm cả dạy và học, cả thầy và trò. Nhà trường là một thiết chế xã hội được giao trách nhiệm trong việc giáo dục hình thành những phẩm chất đạo đức cho SV. Đó là mơi trường giáo dục có hệ thống, có mục đích, có cơ sở vật chất đầy đủ, có đội ngũ những người làm cơng tác giáo dục được đào tạo căn bản. Đó cịn là mơi trường xã hội mang tính người nhất.

Mục tiêu của biện pháp: Phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác tiềm

năng to lớn của các lực lượng xã hội trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho SV.

Nội dung của biện pháp:

+ Qn triệt làm rõ vị trí, vai trị, mối quan hệ của sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong toàn thể CB, giáo viên, GV và SV.

+ Tạo điều kiện về vật chất, tinh thần, kỹ năng, kiến thức để SV tham gia hiệu quả nhất trong các hoạt động xã hội. Tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân tại cộng đồng, hưởng ứng và tuyên truyền về phòng chống các bệnh dịch ở các cơ sở.

+ GV, giáo viên luôn theo dõi và uốn nắn kịp thời những ảnh hưởng biểu hiện tiêu cực trong thái độ, lời nói trong q trình giao tiếp của SV, theo dõi chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện. Đồng thời giáo dục SV tôn trọng thầy, theo truyền thống quý báu “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý giáo dục SV ngoại trú, chú trọng việc giáo dục giữ gìn thuần phong, mỹ tục của cộng đồng và các phong tục truyền thống của dân tộc.

Cách thức tiến hành:

+ Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch từ đầu năm học, có sơ kế và tổng kết theo học kỳ và cuối năm học.

+ Thơng báo về gia đình những SV có hành vi sai phạm về đạo đức + Phối hợp cùng Ủy ban nhân dân phường, khu phố, cơng an khu vực đóng trên địa bàn, có cam kết xây dựng nền nếp, kỷ cương, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác cho SV của Nhà trường.

+ Tổ chức các buổi hội thảo về vấn đề GDĐĐ cho SV của các trường chuyên nghiệp đóng trên địa bàn.

Kết quả cần đạt được: Tất cả các hoạt động trên nhằm giúp SV ý thức

được sự quan tâm của cả cộng đồng đối với quá trình phát triển nhân cách của bản thân và tự giác thực hiện quy định chung của Nhà trường, gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)