Đặc điểm dạy học ở trường Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông mê linh hà nội (Trang 26 - 31)

1.3. Dạy học và đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông

1.3.1. Đặc điểm dạy học ở trường Trung học phổ thông

1.3.1.1. Mục tiêu của giáo dục THPT

Mục tiêu của giáo dục Việt nam: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẫm mỹ, nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.

Mục tiêu giáo dục phổ thơng là “Giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.

Mục tiêu giáo dục THPT nhằm “Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. [17 tr21]

1.3.1.2. Nội dung chương trình giáo dục trung học phổ thơng

Nội dung giáo dục phải đạt được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, đảm bảo giáo dục tồn diện: Phát triển cân đối, hài hịa về trí tuệ, thể chất, đạo đức, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, hình thành những

phẩm chất, năng lực cần thiết của con người Việt Nam trong thời kì mới - thời kì cơng nghiệp hố – hiện đại hố đất nước.

Thứ hai, bảo đảm tính phổ thơng cơ bản, hiện đại, hướng nghiệp và có hệ thống; chú trọng thực hành, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thơng

Thứ ba, đảm bảo tính thống nhất của chương trình giáo dục phổ thơng trong phạm vi cả nước, đồng thời có thể vận dụng cho phù hợp với đặc điểm vùng miền, nhà trường và các nhóm học sinh.

Thứ tư, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thơng của các nước có nền giáo dục tiến bộ trong khu vực và trên thế giới

1.3.1.3. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trung học phổ thông

Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm của từng đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, tạo hứng thú, động lực cho học sinh.

Hình thức tổ chức giáo dục phổ thơng bao gồm các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục trên lớp, trong và ngồi nhà trường. Các hình thức tổ chức giáo dục phải đảm bảo cân đối, hài hịa giữa dạy học các mơn học và hoạt động giáo dục; giữa dạy học theo lớp, nhóm và cá nhân; bảo đảm chất lượng giáo dục chung cho mọi đối tượng, tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân của học sinh.

Giáo viên chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp với nội dung, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.

1.3.1.4. Đánh giá kết quả giáo dục ở trường trung học phổ thông phổ thông

Đánh giá kết quả giáo dục của học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp, mỗi cấp học nhằm xác định mức độ đạt được mục

tiêu giáo dục, làm căn cứ để điều chỉnh q trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Đánh giá kết quả giáo dục ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp, mỗi cấp học cần phải:

Bảo đảm tính khách quan, tồn diện, khoa học và trung thực.

Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được cụ thể hóa ở từng mơn học.

Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.

Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.

Bộ GD&ĐT quy định việc đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên hoặc chỉ đánh giá bằng nhận xét của giáo viên cho từng môn học và từng hoạt động giáo dục. Sau mỗi lớp, cấp học có đánh giá, xếp loại kết quả GD của học sinh. Kết thúc lớp 12, tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT.

1.3.1.5. Hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông

Con người muốn tồn tại thì phải hoạt động. Hoạt động là phương thức tồn tại của con người bằng cách tác động vào đối tượng để tạo ra một sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và nhóm xã hội.

Khái niệm về hoạt động dạy học: Dạy học bao gồm hai hoạt động tống nhất biện chứng; hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động dạy học của học sinh. Trong đó dưới sự điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những hoạt động dạy học. Trong hoạt động dạy học, hoạt động học của học sinh có vai trị tự giác, chủ động tích cực. hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh có liên hệ tác động lẫn nhau. nếu thiếu một trong hai hoạt

động đó, việc dạy học sẽ không diễn ra. Quản lý hoạt động dạy học là quản lý hai hoạt động dạy và học trong mối quan hệ biện chứng thống nhất của chúng. Bản chất của quá trình dạy học: Là quá trình lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học. Trong quá trình dạy học một mặt giáo viên phải quan tâm đến đặc điểm phát triển năng lực nhận thức của học sinh theo từng lứa tuổi để tổ chức, điều khiển quá trình dạy học đạt hiệu quả. Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Đó là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để giúp cho học sinh lĩnh hội được tri thức của xã hội loài người.

Hoạt động dạy học làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách hệ thống, cơ bản có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập, lao động và trong cuộc sống. Hoạt động này làm phát triển tư duy độc lập sang tạo, hình thành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của học sinh, hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Ở trẻ em đó chính là động cơ học tập trong nhà trường và định hướng hoạt động của học sinh sau này. Vì vậy có thể nói hoạt động dạy học trong nhà trường đã tô đậm chức năng xã hội của nhà trường, đặc trưng cho nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.

+ Hoạt động dạy

Dạy (hay dạy học) là hoạt động của người giáo viên, không chỉ là hoạt động truyền thụ cho người học những nội dung đáp ứng các mục tiêu đề ra, mà hơn thế nữa là hoạt động giúp đỡ chỉ đạo và hướng dẫn người học trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Để hoạt động học đạt được kết quả như mong muốn, người giáo viên cần nắm bắt được những điều kiện bên trong (hiểu biết, năng lực và hứng thú) của người học,trên cơ sở đó đưa ra những tác động sư phạm phù hợp.

Ngày nay, với xu thế dạy học “lấy người học làm trung tâm”, giáo viên cần biết tạo cho người học một khơng khí học tập mang tính chủ động, và sáng tạo. Tức là dạy cho người học cách học, cách tư duy và tác động của người thầy là tác động bên ngoài, hướng dẫn thúc đẩy và tạo điều kiện cho người tự học.

+ Hoạt động học

Theo nghĩa rộng nhất thì học là quá trình cơ bản của sự phát triển nhân cách trong hoạt động của con người. Đó là sự lĩnh hội tri thức, kỹ năng kỹ xảo những giá trị và phương thức hành động. Hoạt động dạy học là hoạt động nhận thức độc đáo của con người, thơng qua học con người thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách quan. Hoạt động học của mỗi người học là nhằm tiếp thu, lĩnh hội và sử dụng tri thức, hình thành và phát triển nhân cách. Người học vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của quá trình dạy học.

Ngày nay, thời đại “ học tập suốt đời “ là xu hướng tất yếu thì yêu cầu về nâng cao năng lực học tập của mỗi người là yêu cầu bức thiết nhất và chúng ta cần phải hiểu được rằng quá trình học tập của mỗi người chính là q trình biến đổi bản thân con người ấy, và đó cũng chính là q trình học tập tự tạo ra.

+ Mối quan hệ giữa hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học mang tính chất hai chiều, gồm hoạt động dạy và hoạt động học, đó là hai mặt của một q trình ln tác động qua lại và bổ sung cho nhau, phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau giữa người dạy và người học. Hoạt động dạy học diễn ra trong điều kiện xác định, trong đó hoạt động dạy đóng vai trị chủ đạo, điều khiển hướng dẫn. Hoạt động học đóng vai trị chủ động, tích cực tự giác và sáng tạo, nhằm đạt hiệu quả theo mục tiêu giáo dục đã xác định.

Bản chất của quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của dạy và học, được thể hiện trong và bằng sự tương tác có tính chất cộng đồng và hợp tác giữa dạy và học tuân theo logic khách quan của nội dung dạy học. Chỉ trong sự tác động qua lại giữa thầy và trị thì mới xuất hiện bản thân quá trình dạy học. Sự phá vỡ mối liên hệ tác động qua lại giữa dạy và học sẽ làm mất đi sự tồn vẹn đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông mê linh hà nội (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)