1.4. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học mơn hóa học ở trường Trung học
1.4.3. Vai trò của các chủ thể quản lý trong nhà trường đối với quản lý hoạt
hoạt động đổi mới phương pháp dạy học
1.4.3.1. Vai trị của Hiệu trưởng
Để quản lý có hiệu quả hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường THPT thì người Hiệu trưởng cần chú ý đến các vấn đề sau đây:
Lập kế hoạch: Xây dựng mục tiêu, xây dựng kế hoạch năm học của nhà
trường, chỉ đạo các tổ chuyên môn, các cá nhân lập kế hoạch đúng quy định.
Xây dựng nền nếp dạy học: Đưa hoạt động dạy học vào nền nếp bằng
hệ thống các nội quy, quy định, quy chế chặt chẽ, sao cho mọi thành viên trong nhà trường nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các nội quy, quy định trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học: Dạy học theo phương pháp
mới, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học nhằm thực hiện đổi mới giáo dục.
Chỉ đạo quản lý và sử dụng cơ sở vật chất- thiết bị dạy học:
CSVC-TBDH là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, cần phải bổ sung, mua sắm các TBDH, đồng thời khuyến khích GV tự làm và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học và các TBDH.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong nhà trường: Việc kiểm tra, đánh
giá phải được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường, kiểm tra, đánh giá theo tiêu chuẩn quy định của ngành và của trường về các mặt hoạt động, đảm bảo khách quan, chính xác.
Khen thưởng, kỷ luật kịp thời đối với giáo viên và học sinh: Nhà
trường cần có cơ chế khen thưởng kỷ luật, có như vậy mới động viên và khuyến khích GV, HS thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục.
1.4.3.2. Vai trị của tổ chun mơn
Tổ trưởng chun mơn có vai trị xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động của tổ nhóm chun mơn trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường.
Tổ chức các hoạt động dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm, thảo luận, trao đổi với các thành viên trong tổ, nhóm. Đồng thời có kế hoạch tổ chức các hoạt động khác nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV.
Báo cáo thường xuyên nội dung, kết quả sinh họat của tổ, nhóm chun mơn cho lãnh đạo nhà trường.
Nhận xét, đánh giá GV, bình xét thi đua trong khn khổ tổ chuyên môn và đề xuất danh sách khen thưởng, kỷ luật lên lãnh đạo nhà trường.