2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở
2.4.7. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của
của học sinh
Qua điều tra cho thấy Hiệu trưởng phổ biến đến GV các văn bản quy định về chế độ kiểm tra, cho điểm xếp loại học sinh và kiểm tra sổ điểm, học bạ được thực hiện thường xuyên và khá tốt, đặc biệt các GV trẻ mới giảng dạy được hướng dẫn và yêu cầu thực hiện khá nghiêm túc. Tuy nhiên việc kiểm tra đột xuất ở các tổ bộ mơn hầu như được thực hiện rất ít. Trong thực tế, kiểm tra định kỳ không phản ánh hết được ánh ý thức trách nhiệm của người GV. Có GV gần hết học kỳ mà vẫn chưa hoàn thành số lần điểm mỗi học sinh cần phải có trong một học kỳ, khi đến cuối học mới kiểm tra dồn dập học sinh làm cho các em lúng túng căng thẳng, thậm chí cịn ảnh hưởng đến bài kiểm tra.
100% cán bộ quản lý cho rằng việc quy định thời điểm kiểm tra các môn trong học kỳ và cả năm là cần thiết, đây cũng là yêu cầu bắt buộc trong quy chế chuyên môn. Việc theo dõi chấm bài cho học sinh, trả bài cho học sinh đúng quy chế cũng được coi là cần thiết. Tuy nhiên kết quả thực hiện ở hai mặt này cịn có những hạn chế, thể hiện ở tỷ lệ GV cho là thực hiện chưa tốt còn cao. Lý do chủ yếu dẫn đến kết quả trên là biện pháp quản lý của Hiệu trưởng và cán bộ quản lý chưa chặt chẽ. Thực trạng hiện nay cho thấy nhiều GV chấm bài học sinh cịn mang nặng cảm tính, chấm bài chỉ có điểm số mà khơng có sửa chữa, lời phê từng bài cho học sinh. Thậm chí có nhiều GV khơng trả bài đúng hạn, có GV cuối kỳ mới trả bài cho học sinh. Những vấn đề này nếu được các GV nghiêm túc thực hiện sẽ có tác dụng thúc đẩy động cơ và thái độ học tập của học sinh, thông qua kết quả bài kiểm tra, học sinh tự đánh giá được mức độ nỗ lực cố gắng học tập của mình, từ đó mà rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh được thái độ học tập của bản thân.