Thực trạng quản lý giờ dạy trên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông mê linh hà nội (Trang 58 - 62)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở

2.4.3. Thực trạng quản lý giờ dạy trên lớp

Quản lý giờ dạy là một nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trưởng và CBQL trong công tác quản lý giáo dục. Hiệu quả của giờ dạy có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của HS, đồng thời nó phản ánh năng lực, tinh thần, trách nhiệm của người GV. Hiệu trưởng và CBQL có các biện pháp

quản lý giờ dạy phù hợp sẽ đảm bảo được nguyên tắc, chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Qua thực tế khảo sát ở 16 CBQL và 80 GV toàn Trường THPT Mê Linh 100% Hiệu trưởng và các CBQL đều có các biện pháp quản lý giờ trên lớp của GV, cụ thể qua bảng tổng hợp điều tra ở bảng 2.4

Bảng: 2.4: Quản lý giờ dạy trên lớp.

TT Quản lý giờ lên lớp Nhận thức của cán bộ quản lý Mức độ thực hiện Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Làm tốt Làm chưa tốt Chưa làm 1 Tổ chức cho GV học tập quy chế,

tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tiết

dạy 100% 0% 0% 61,2% 35% 3,8%

2 Quản lý giờ dạy thông qua TKB,

sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài 100% 0% 0% 79,9% 20,1% 0% 3 Xây dựng nền nếp dạy học của GV 89% 11% 0% 75% 25% 0% 4 Quy định chế độ thông tin, báo cáo

và sắp xếp thay thế hoặc dạy bù trong trường hợp GV nghỉ

88% 12% 0% 77% 20% 3%

5 Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất

và rút kinh nghiệm 100% 0% 0% 80% 17% 3%

6 Thường xuyên kiểm tra sổ báo

giảng 80% 20% 0% 81% 15% 4%

7 Thu thập thông tin từ HS, cha mẹ

HS và đồng nghiệp 2% 98% 0% 70% 27,5% 2,5%

Hiệu trưởng cho rằng quản lý giờ dạy của giáo viên thơng qua thời khóa biểu, kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài là rất cần thiết. Qua điều tra GV ở trường thì có 79,9% cho rằng biện pháp này đã được thực hiện tốt còn 20,1% thực hiện chưa tốt.

Thời khóa biểu được xây dựng dựa trên phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xây dựng thời khóa biểu khoa học, hợp lý sẽ giúp cho các em học sinh được cân đối giữa các môn học và giữa các buổi học với

nhau, tránh sự lĩnh hội kiến thức quá nhàm chán và căng thẳng. Tuy nhiên, nhà trường khi xây dựng thời khóa biểu thường quan tâm nhiều đến nguyện vọng của giáo viên làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.

Kế hoạch giảng dạy của cá nhân được lập từ đầu học kỳ, GV căn cứ vào phân phối trương trình, hướng dẫn thực hiện năm học để lập kế hoạch chi tiết cho từng tuần trong tháng.

Sổ báo giảng là kế hoạch giảng dạy trong tuần của GV, được GV ghi từ đầu tuần dựa trên thời khóa biểu của tồn trường. Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên không trung thành với sổ báo giảng, đôi khi giáo viên tự ý thay đổi tiết dạy cho phù hợp vì nhà trường xếp thời khóa biểu khơng hợp lý. Cụ thể là mơn hóa mỗi lớp có 2 tiết một tuần nhưng lại xếp liền nhau trong một buổi dạy. Có bài vừa luyện tập xong lại kiểm tra ln nên học sinh khơng có thời gian ơn GV phải tự đổi tiết cho phù hợp. Nếu điều này thường xảy ra sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện nội quy, kỷ luật giảng dạy của nhà trường.

Nề nếp dạy học của GV chính là ý thức trách nhiệm của GV đối với hoạt động dạy học được thể hiện qua các loại hồ sơ giảng dạy. Nề nếp dạy học được xây dựng dựa theo điều lệ trường THPT, theo yêu cầu cụ thể của từng trường. Để kiểm tra các giờ lên lớp, hầu hết các Hiệu trưởng và cán bộ quản lý đều yêu cầu GV phải xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy từng tuần, từng học kỳ, từng bài, điển hình bằng sổ báo giảng. Hiệu trưởng quản lý kế hoạch của GV bằng cách kiểm tra sổ sách của toàn trường và của từng GV. Hiệu trưởng đề ra các quy định thực hiện nề nếp giảng dạy, ra vào lớp, quy định về bài soạn, về dự giờ, thăm lớp về tiến độ cho điểm và chế báo cáo định kỳ...Căn cứ vào các quy định và đối chiếu với thực tế đã thực hiện hàng tuần, hàng tháng Hiệu trưởng đánh giá, nhận xét để từ đó mỗi cán bộ GV tự điều chỉnh thực hiện cho tốt kế hoạch đề ra, nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn trường.

Qua khảo sát tác giả thấy rằng 80% số cán bộ quản lý nhận nhận thức việc xây dựng nề nếp dạy học là rất cần thiết và có 89% đã làm tốt, 11% chưa thực hiện tốt.

Qui định chế độ thông tin báo cáo và sắp xếp thay thế hoặc dạy bù trong trường hợp giáo viên vắng. Với những trường hợp đi cơng tác hoặc theo chế độ thì Ban giám hiệu nhà trường chủ động phân người dạy thay thế. Với những trường hợp vắng đột xuất một hoặc hai tiết thì GV chủ động báo cáo cho Tổ trưởng chuyên môn điều động người dạy thay. Đây cũng là một trong những tiêu chí của nhà trường để đánh giá thi đua. Về biện pháp này có 88% cán bộ quản lý cho là rất cần thiết và thực hiện rất tốt, tuy nhiên vẫn còn 20%GV cho rằng chưa tốt trong thực hiện.

Tổ chức dự giờ theo định kỳ, đột xuất có phân tích sư phạm bài dạy cũng là biện pháp được 100% cán bộ quản lý đưa ra, coi đó thực sự cần thiết để quản lý tiến độ giảng dạy của GV và thực hiện nề nếp dạy học của họ. Tuy nhiên, biện pháp này mặc dù đã được tất cả GV nhà trường thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức, tính khách quan chưa cao, nặng nề đánh giá hơn là phân tích bài dạy về các mặt theo yêu cầu đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thường xuyên kiểm tra sổ báo giảng cũng là biện pháp được 100% cán bộ quản lý nhà trường coi trọng. Tuy nhiên mức độ thực hiện tốt chưa cao cịn có 15% GV nhận định nội dung này thực hiện chưa tốt.

Biện pháp thu thập thông tin phản ánh của đồng nghiệp, cha mẹ HS và học sinh mặc dù không phải là quy định thành văn nhưng lại đem đến một hiệu quả rất lớn cho Hiệu trưởng, thông qua các thông tin phản hồi, Hiệu trưởng có những biện pháp nhắc nhở và xử lý kịp thời những thiếu sót, quản lý thích hợp hơn giờ lên lớp của giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông mê linh hà nội (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)