2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở
2.4.8. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh
Biên chế lớp một cách hợp lý, khoa học đảm bảo đồng đều giữa các lớp. Phân công GV chủ nhiệm lớp phù hợp với năng lực của GV, đó là những GV có năng lực, chun mơn cao, nhiệt tình, phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động tập thể. Chỉ đạo GV chủ nhiệm xây dựng nề nếp, các quy định cụ thể và kiện toàn cơ cấu cán bộ lớp, cán bộ lớp phải là học sinh có học lực khá, có năng lực tổ chức nhiệt tình, nhanh nhẹn tháo vát. Chỉ đạo tổ chức họp phụ huynh đầu năm học để nhà trường, GV chủ nhiệm thống nhất với phụ huynh nắm được kế hoạch và phương hướng, nhiệm vụ năm học của nhà trường, thông qua họp phụ huynh nhà trường và GV chủ nhiệm thống nhất với phụ huynh các biện pháp giáo dục học sinh của lớp trong năm học.
Chỉ đạo GV chủ nhiệm lớp đầu năm học cho học sinh của lớp mình học tập các nội quy, quy định của nhà trường và đoàn thể, các quy định của lớp, đồng thời cho học sinh học tập nhiệm vụ của người học sinh THPT, tiêu chuẩn đánh giá về đạo đức và văn hóa do Bộ GD& ĐT ban hành.
Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, trong kế hoạch thể hiện được thời gian thực hiện công tác này, dự kiến nhân sự, người phụ trách công tác, thông báo kế hoạch trong hội đồng giáo dục nhà trường và thông báo cho học sinh kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên qua kết quả điều tra, nhà trường chưa thực hiện triệt để nội dung quản lý này, Hiệu trưởng mới chỉ quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi chứ chưa triển khai phụ đạo học sinh yếu kém.
Thông qua sổ liên lạc GV chủ nhiệm thơng báo cho cha mẹ HS tình hình học tập của con em mình trên lớp, đồng thời qua cha mẹ HS, GV chủ nhiệm nắm bắt được tình hình học tập ở nhà trường của học sinh, để từ đó có biện pháp uấn nắn kịp thời và thống nhất với cha mẹ HS trong việc quản lý hoạt động học của học sinh nhằm đạt được kết quả cao. Nhà trường đã có
nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo hoạt động học của học sinh theo kế hoạch của nhà trường, song vẫn còn một số hạn chế: Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh chưa được quan tâm đúng mức. GV chủ nhiệm chưa duy trì thường xun việc thơng báo tình hình học tập của học sinh qua sổ liên lạc. Sự phối hợp giữa GV chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ mơn, Đồn thanh niên trong nhà trường trong việc quản lý hoạt động học của học sinh chưa đồng bộ. Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém mặc dù đã có kế hoạch nhưng chưa được thực hiện, mới chỉ quan tâm đến bồi dưỡng học sinh giỏi.
Bảng 2.9: Nội dung quản lý hoạt động học của học sinh
TT Nội dung quản lý hoạt động học của học sinh Nhận thức của cán bộ quản lý Mức độ thực hiện Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Làm tốt Làm chưa tốt Chưa làm 1 Chỉ đạo GVCN xây dựng nền nếp, kiện
toàn cơ cấu tổ chức lớp 98% 2% 0% 82% 18% 0%
2 Giáo dục ý thức, động cơ thái độ và
phương pháp học tập cho HS 51% 49% 0% 52% 48% 0% 3 Xây dựng những quy định cụ thể về nền
nếp học tập trên lớp, nền nếp tụ học cho HS 87% 13% 0% 53 47% 0%
4
Chỉ đạo, tổ chức họp cha mẹ HS đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ, cuối năm để thơng báo tình hình học tập và thống nhất hình thức giáo dục
87% 13% 0% 53% 37% 10%
5
Chỉ đạo phối hợp giữa GVCN, GVBM, Đoàn thanh niên trong quản lý hoạt động học của HS
60% 40% 0% 33% 50% 17%
6 Tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS
Từ kết quả khảo sát tác giả nhận thấy, đa số CBQL, GV trong Trường THPT Mê Linh đã triển khai tốt việc quản lý các hoạt động học của HS. Cụ thể: Vấn đề biên chế lớp học được thực hiện hợp lý, khoa học và đồng đều giữa các lớp. Phân công GVCN lớp phù hợp với năng lực GV, đó là những GV tâm huyết, có năng lực chun mơn, nhiệt tình, có khả năng chỉ đạo các hoạt động tập thể. Nhà trường đã chỉ đạo GVCN lớp xây dựng nền nếp, kiện toàn tổ chức lớp học. Chỉ đạo học phụ huynh đầu năm để thông báo kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ của nhà trường trong năm học tới phụ huynh học sinh, đồng thới thống nhất hình thức giáo dục học sinh của lớp, trường trong năm học.
Về lập kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, các nhà trường đều có kế hoạch thực hiện nội dung này: Dự kiến nhân sự, người phụ trách công tác, thông báo kế hoạch trong hội đồng giáo dục nhà trường và thông báo kế hoạch tới HS. Tuy nhiên, qua điều tra tác giả nhận thấy các trường chưa thực hiện triệt để nội dung này, đa số các Hiệu trưởng chỉ quan tâm tới công tác bồi dưỡng HS giỏi chứ chưa triển khai phụ đạo HS yếu kém.
Về vấn đề phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục HS, các trường đã có nhiều cố gắng trong việc điều tra nắm bắt thông tin về học sinh, gia đình HS để có biện pháp quản lý HS hiệu quả.