Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông mê linh hà nội (Trang 31 - 34)

1.3. Dạy học và đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông

1.3.2. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông theo

hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh

1.3.2.1. Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học

Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, mơn học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tận dụng được công nghệ mới nhất; khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều các kiến thức có sẵn. Rất cần phát huy cao năng lực tự học, học suốt đời trong thời đại bùng nổ thông tin. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với hợp tác. Định hướng vào người học được coi là quan điểm định hướng chung trong đổi mới phương pháp dạy học. Quan điểm định hướng chung cần được cụ thể hóa thơng qua những quan điểm dạy học khác, như dạy học giải quyết vấn đề, dạy học gắn với tình huống thực tiễn, dạy học định hướng với hành động …cũng như các phương pháp, kỹ thuật dạy học cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa việc gắn lý thuyết với thực tiễn, tư duy với hành động, nhà trường với xã hội.

Đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện theo các định hướng sau: - Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông.

- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể. - Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh.

- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống.

- Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.

1.3.2.2. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực

Có thể nêu bốn dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau đây của PPDH tích cực: - Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh. Dạy học thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm trung tâm. Trong phương pháp tổ chức, người học – đối tượng của hoạt động “dạy” – đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. Hoạt động này làm cho lớp ồn ào hơn, nhưng đó là “sự ồn áo hiệu quả”.

- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh. PPDH tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập của HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ về thông tin, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão, thì khơng thể nhồi nhét vào đầu óc HS khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Trong các phương pháp học, thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu tạo dựng cho HS có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lịng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ nhân lên gấp bội.

- Dạy học phân hóa kết hợp với hợp tác. Trong một lớp học trình độ kiến thức, tư duy của HS thường khơng đồng đều, vì vậy khi áp dụng PPDH tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, mức độ, tiến độ hoàn

thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động học tập.

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà cũng đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trong PPDH tích cực, GV phải hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học.

1.3.2.3. Hướng thực hiện phương pháp dạy học tích cực

Thực hiện dạy học tích cực (DHTC) khơng có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống các PPDH truyền thống, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh dạy học cụ thể.

1.3.2.4. Giới thiệu một số phương pháp dạy học

Phương pháp thuyết trình: Đây là PPDH lâu đời nhất và hiện nay vẫn là phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Với phương pháp thuyết trình, GV sử dụng ngơn ngữ và phi ngơn ngữ để cung cấp cho người học hệ thống thông tin về nội dung học tập. Người học tiếp nhận hệ thống thơng tin đó từ người dạy và xử lí tùy theo chủ thể việc học và yêu cầu của dạy học.

- Phương pháp vấn đáp, đàm thoại: Phương pháp trong đó GV đặt ra những câu hỏi để HS trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học.

- Phương pháp vấn đáp, đàm thoại khác với thuyết trình ở chỗ nội dung cần truyền thụ không được thể hiện qua lời giảng của người dạy mà được thực hiện bởi hệ thống câu hỏi, câu trả lời của người học dưới sự gợi mở bởi các câu hỏi do người dạy đề xuất.

- Mục đích của phương pháp này là nâng cao chất lượng giờ học bằng cách tăng cường hình thức hỏi – đáp, đàm thoại giữa GV và HS, rèn cho HS bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể.

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề: Phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo thành công trong cuộc sống. Vì vậy, tập dượt cho HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng khơng chỉ có ý nghĩa ở tầm PPDH mà phải đặt như một mục tiêu giáo dục. Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội.

- Dạy học với lý thuyết tình huống: GV giao nhiệm vụ học tập, đưa tình huống, HS hình thành hoặc điều chỉnh kiến thức dể đáp ứng nhu cầu của môi trường chứ không do áp đặt của GV. HS độc lập hoạt động, khi HS không thể giải quyết vấn đề, GV can thiệp thông qua các câu hỏi gợi ý.

- Dạy học dự án: Người học tự lựa chọn chủ đề, xác định nhiệm vụ cụ thể, tự tổ chức, giải quyết nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông mê linh hà nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)