3.2. Biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học mơn hóa học
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo ứng dụng đa phương tiện trong dạy học hóa học
học ở trường THPT
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao nhận thức cho GV về sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới PPDH hiện nay. Trên cơ sở đã nhận thức đúng đắn, với sự quan tâm của nhà trường, GV sẽ tích cực đưa CNTT&TT vào hoạt động dạy học.
Tạo sự nhất trí, đồng thuận ngay trong ban lãnh đạo nhà trường, trên cơ sở đó tạo thành quyết tâm chung của tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường.
Tổ chức kiểm tra giám sát, thi đua khen thưởng, động viên kịp thời nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của cán bộ GV trong việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học.
Quán triệt tinh thần đảm bảo tính đồng bộ giữa GV với HS, vận dụng phù hợp với kiến thức. Tránh tình trạng: Lạm dụng chức năng trình diễn của các phần mềm
- HS không kịp ghi bài, không kịp hiểu rõ vấn đề; - Ứng dụng công nghệ thơng tin chỉ là hình thức.
Phát triển được hệ thống CSVC, TBDH hiện đại, đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho yêu nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng CSVC, TBDH.
Có kế hoạch xây dựng phịng học bộ mơn hóa học, có đủ mơ hình trực quan và trang thiết bị dạy học hiện đại.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
Phổ biến cho GV nắm vững các văn bản pháp quy của Ngành giáo dục và đào tạo về việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học.
Nhà trường có chủ trương ứng dụng CNTT&TT trong hoạt động dạy học, đồng thời hiện thực hóa chủ trương đó bằng hoạt động cụ thể
Chi bộ, BGH nhà trường thống nhất chủ trương nghị quyết về việc đưa CNTT&TT vào các HĐDH ở tất cả các bộ môn học trong nhà trường.
Xây dựng kế hoạch chi tiết về việc đưa CNTT vào dạy học trong nhà trường.
Đề cao vai trò tự học, tự nghiên cứu của mỗi giáo viên.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
* Huy động cộng đồng đầu tư CSVC, TBDH, xây dựng phòng học đa phương tiện, phịng học thực hành bộ mơn hóa học.
Để làm tốt công tác này, nhà trường cần tập trung trước hết vào công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức không chỉ với CBQL mà đặc biệt là đội ngũ GV, đi đơi với đó là việc nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là nâng cao hiệu quả các giờ dạy được thiết kế và sử dụng giáo án tích cực điện tử.
* Xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn phúc lợi đào tạo của đơn vị để đầu tư, nâng cấp CSVC TBDH.
Với điều kiện hiện tại của các trường THPT, muốn đưa CNTT&TT vào hoạt động dạy học cần tập trung một lượng kinh phí thường xuyên vào việc đầu tư mua sắm các thiết bị, phần mềm, các đĩa hình ảnh … Do vậy, hằng năm đơn vị phải lập kế hoạch mua sắm chi tiết, giải ngân và làm các thủ tục hành chính kịp thời để trình các cấp quản lý cấp kinh phí kịp thời. Cơng tác thẩm định giá, thẩm định chất lượng thiết bị, công tác chỉ thị đấu thầu cần làm theo đúng quy trình và nên mời các tổ chức tư vấn có uy thế tham gia.
* Cải tiến công tác quản lý, bảo dưỡng thiết bị dạy học.
Công tác quản lý và bảo dưỡng các thiết bị dạy học là nhiệm vụ quan trọng. Công tác này quyết định rất lớn đến thành công của việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học. Đây là yếu tố chính để khắc phục tình trạng có TBDH mà hiệu suất sử dụng chưa cao trong các cơ sở giáo dục. Đối với Trường THPT Mê Linh, tác giả đề xuất một số biện pháp sau:
- Thành lập bộ phận chuyên trách để quản lý TBDH. Nhiệm vụ của bộ phận này là quản lý, hướng dẫn, vận hành, bảo dưỡng các TBDH. Nhân sự của nguồn này có thể lấy từ nguồn cán bộ của các phòng ban chức năng liên quan (làm bán chuyên trách) và lấy từ đội ngũ GV, những người có kiến thức về CNTT&TT và kinh nghiệm sử dụng các TBDH làm nòng cốt.
- Xây dựng nguyên tắc, quy chế trong việc sử dụng và bảo quản TBDH.
- Đưa việc sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học và việc đánh giá GV. Đây là giải pháp nhằm tăng cường củng cố ý thức, thái độ, sự say mê của GV trong việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học.
- Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về kỹ năng sử dụng, bảo quản TBDH.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
Lãnh đạo nhà trường nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, Sở về ứng dụng CNTT&TT theo kịp sự phát triển của CNTT&TT để hướng dẫn và quản lý đạt kết quả cao nhất.
GV biết sử dụng máy tính và các TBDH hiện đại, hoặc phải có chuyên viên tin học hỗ trợ GV.
GV tích cực, chủ động đổi mới.
Phải có quy chế kiểm tra, đánh giá thi đua khen thưởng.
Sự quan tâm đầu tư của UBND thành phố, Sở GD&ĐT, Sở khoa học và đầu tư, Sở tài chính …đầu tư kinh phí cho việc tăng cường CSVC-TBDH. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của các tổ chức xã hội, các các tập thể, cá nhân về các nguồn tài lực, vật lực giúp tăng cường CSVC của nhà trường theo tinh thần xã hội hóa giáo dục.