Thực trạng quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông mê linh hà nội (Trang 56 - 58)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở

2.4.2. Thực trạng quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp

Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị bài lên lớp của GV. Tuy hoạt động này có thể chưa dự kiến hết được các tình huống trong quá trình lên lớp nhưng soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của từng giáo viên. Thông qua bài soạn các nhà quản lý có thể thấy được sự lựa chọn, quyết tâm của giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức lên lớp có phù hợp với đối tượng học sinh và đúng với yêu cầu của chương trình hay khơng. Từ đó có thể khuyến khích kịp thời, điều chỉnh sai lệch nhằm thực hiện nghiêm túc quy định đề ra.

Đây là kết quả khảo sát của 16 cán bộ quản lý và 80 GV ở Trường THPT Mê Linh.

Bảng 2.3: Quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

STT

Nội dung quản lý

Nhận thức của cán

bộ quản lý Mức độ thực hiện Cần

thiết Ít cần thiết Không cần thiết Làm tốt chưa Làm tốt Không làm

1 Hiệu trưởng hướng dẫn các quy định, cung cấp SGK, tài liệu tham khảo, yêu

cầu soạn bài 53% 47% 0%

79,9 %

19,1

% 1%

2 Hiệu trưởng yêu cầu tổ bộ môn thống nhất mục đích, nội dung, hình thức bài dạy

42,4

% 53,5% 4,1% 73,3% 24,4% 2,3%

3 Hiệu trưởng giao cho tổ CM kiểm tra

định kỳ giáo án của GV 53,4% 42,6% 4% 83,4% 16,6% 0% 4 Hiệu trưởng kiểm tra định kỳ và kiểm

tra đột xuất công tác soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV

67,8 % 30,2 % 2% 80% 18,8 % 1,2%

5 Hiệu trưởng dự giờ, đánh giá hiệu quả

bài soạn qua giờ dạy 46,3% 53,2% 0,5% 75,4% 22,2% 2.4%

Nhận xét: Thực tế cho thấy các cán bộ quản lý và giáo viên đã rất coi

trọng những quy định cụ thể về soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên. Việc chuẩn bị lên lớp giáo án là bản thiết kế bài giảng. Trong đó thể hiện đủ các bước lên lớp (ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, tổng kết và củng cố, dặn dò và hướng dẫn học sinh bài học, làm bài tập về nhà và chuẩn bị phần học hôm sau). Nội dung giảng dạy được GV phân bổ thời gian cho từng phần và có phương pháp giảng dạy thích hợp với các phương tiện, đồ dùng thích ứng cho từng tiết dạy ở mỗi môn học, làm cho bài giảng sinh động, học sinh hào hứng tiếp thu, phối hợp nhịp nhàng dưới sự hướng dẫn của thầy. Qua kết quả điều tra chúng ta thấy việc nhà trường đề ra những quy

định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy đạt trên 53% ở mức tốt đối với cán bộ quản lý và trên 73% đối với giáo viên nhưng theo một số GV thì mẫu giáo án cịn chung, có những mẫu chưa phù hợp đặc trưng bộ môn. Việc kiểm tra giáo án của GV được tổ chuyên môn làm tương đối tốt. Tuy nhiên một số GV vẫn soạn giáo án một cách qua loa nhất là giáo án dạy chuyên đề buổi chiều. Theo kết quả điều tra: Cán bộ quản lý đã làm tốt và rất tốt nội dung “ Tổ chuyên môn lập kế hoạch điều tra định kỳ giáo án của giáo viên và kiểm tra đột xuất “. Lãnh đạo nhà trường cần tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá chuyên môn và quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được chuẩn đánh giá, đồng thời quán triệt việc tổ chức thực hiện cho hội đồng giáo dục nhà trường từ đầu năm học và mỗi kỳ học.

Việc bồi dưỡng phương pháp soạn bài và bị lên lớp ở các trường THPT vẫn chưa được chú trọng, có đến 50% GV cho rằng việc này làm chưa tốt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng soạn giáo án. Vậy nhà trường tổ chuyên môn cần tổ chức bồi dưỡng định kỳ cách soạn giáo án và chuẩn bị lên lớp cho giáo viên. Vì vậy việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy được cả ban giám hiệu và GV nhận thức là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo viên nên việc sử dụng kết quả kiểm tra trong đánh giá xếp loại GV được thực hiện hầu hết ở mức tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông mê linh hà nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)