Thực trạng tổ chức, chỉ đạo các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 84 - 89)

10. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng THPT

2.3.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức

hoạt động giáo dục KNS

2.3.2.1. Tổ chức, chỉ đạo GV bộ mơn tích hợp hoạt động giáo dục KNS vào các bộ mơn văn hóa

Trong những năm học gần đây, nhà trường THPT Thành Phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đều yêu cầu giáo viên giảng dạy bộ mơn tích hợp nội dung giáo dục KNS vào bài dạy, tuy nhiên việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn và hạn chế nhất định như: Chưa có biện pháp hiệu quả yêu cầu giáo viên thực hiện, khơng có các tiêu chí kiểm tra đánh giá cụ thể. Tác giả đã tiến hành khảo sát qua phiếu điều tra 65 giáo viên bộ môn của nhà trường.

Kết quả thu được ở bảng 2.14.

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý GV bộ mơn tích hợp hoạt động GDKNS Nội dung Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa thực hiện TB Thứ bậc SL % SL % SL % SL % Chỉ đạo các tổ chuyên mơn thực hiện việc tích hợp nội dung GDKNS vào môn học

0 0 0 0 61 93.85 4 6.15 0.94 3

Công tác tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng để GV thực hiện giảng dạy tích hợp nội dung GDKNS

0 0 8 12.31 56 86.15 1 1.54 1.11 1

Yêu cầu các tổ, nhóm chun mơn thống kê các bài dạy có thể tích

0 0 0 0 0 0 65 100 0

hợp GDKNS và tiến hành những giờ dạy thử nghiệm

Công tác kiểm tra đánh giá của BGH nhà trường trong QL chỉ đạo việc tích hợp HĐGDKNS vào môn học

0 0 4 6.15 58 89.23 3 4.62 1.02 2

(Số lượng khảo sát: 65 đồng chí)

Nhận xét:

- Trong 04 nội dung đưa vào khảo sát về mức độ thực hiện việc quản lý giáo

viên bộ mơn tích hợp hoạt động GDKNS thì 2 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện mức trung bình, 2 nội dung đánh giá mức dưới trung binh đặc biệt là nội dung: u cầu các tổ, nhóm chun mơn thống kê các bài dạy có thể tích hợp GDKNS và tiến hành những giờ dạy thử nghiệm 100% số ý kiến khảo sát nhận định là chưa có sự chỉ đạo thực hiện.

Từ thực trạng trên có thể kết luận: BGH nhà trường quản lý chỉ đạo các tổ, nhóm chun mơn thực hiện tích hợp giáo dục KNS vào bài dạy chưa tốt, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa có tiêu chí kiểm tra đánh giá rõ ràng.

2.3.2.2. Tổ chức, chỉ đạo GVCN lớp tham gia hoạt động giáo dục KNS cho học sinh

Để đánh giá công tác tổ chức, chỉ đạo GVCN lớp tham gia hoạt động giáo dục KNS cho học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát qua phiếu hỏi đối với 37 đồng chí là giáo viên chủ nhiệm năm học 2014-2015.

Kết quả thể hiện trong bảng 2.15.

Bảng 2.16. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo GVCN tham gia hoạt động GDKNS

Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung bình Chưa thực hiện

TB Thứ

bậc

SL % SL % SL % SL %

Yêu cầu GVCN xây dựng kế hoạch GDKNS phù hợp với đặc điểm của lớp

Kiểm tra việc thực hiện hoạt động GDKNS của GVCN đối với lớp

0 0 2 5.41 28 75.68 7 18.92 0.86 4

Quản lý của BGH đối với nội dung giờ sinh hoạt lớp của GVCN

1 2.7 12 32.43 23 62.16 1 2.7 1.35 1

Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho GVCN thực hiện tích hợp nội dung GDKNS 0 0 3 8.11 29 78.38 5 13.51 0.95 3 (Số lượng khảo sát: 37 đồng chí) Nhận xét:

Trong 04 nội dung đưa vào khảo sát về mức độ thực hiện việc quản lý giáo viên chủ nhiệm tích hợp hoạt động GDKNS trong cơng tác chủ nhiệm thì 2 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện trung bình, 2 nội dung dưới mức trung bình, đặc biệt là nội dung: Kiểm tra việc thực hiện hoạt động GDKNS của GVCN đối với lớp (0,86 điểm) được đánh giá thấp nhất cần CBQL nhà trường hết sức quan tâm và có giải pháp khắc phục.

Thơng qua kết quả khảo sát có thể kết luận: việc quản lý chỉ đạo GVCN tham gia hoạt động giáo dục KNS, cũng chưa có kế hoạch cụ thể, chưa phát huy hiệu quả hoạt động thông qua giờ sinh hoạt lớp, việc kiểm tra đánh giá GVCN tham gia hoạt động còn chưa tốt, chủ yếu nội dung giáo dục vẫn tùy ý GV, chưa có biện pháp quản lý chỉ đạo để bắt buộc giáo viên phải tiến hành tổ chức hoạt động.

2.3.2.3. Quản lý chỉ đạo BCH Đoàn trường tham gia hoạt động giáo dục KNS cho ĐVTN

Để đánh giá việc quản lý chỉ đạo của nhà trường với tổ chức Đoàn thanh niên tham gia giáo dục KNS cho ĐVTN tác giả đã tiến hành khảo sát qua phiếu hỏi đối với 15 đ/c thuộc Ban chấp hành Đoàn trường.

Bảng 2.17. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo BCH Đoàn trƣờng tham gia HĐ GDKNS Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa thực hiện TB Thứ bậc SL % SL % SL % SL %

Chỉ đạo Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho ĐVTN

7 46.67 6 40 3 20 0 0 2.25 3

Chỉ đạo Đoàn trường tổ chức hoạt động GDKNS trong giờ chào cờ đầu tuần

8 53.33 6 40 3 20 0 0 2.29 2

Chỉ đạo cán bộ Đoàn tham gia lớp tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS 2 13.33 7 46.67 6 40 0 0 1.73 4 Chỉ đạo BCH Đoàn trường xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp loại các chi đoàn

10 66.67 3 20 2 13.33 0 0 2.53 1

Nhận xét:

Trong 04 nội dung đưa vào khảo sát về mức độ thực hiện việc quản lý BCH Đồn trường tham gia hoạt động GDKNS thì có 3 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện ở mức khá, đặc biệt là nội dung chỉ đạo BCH Đồn trường xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp loại các chi đoàn được đánh giá mức độ thực hiện khá cao. Nội dung: Chỉ đạo cán bộ Đồn tham gia lớp tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS được đánh giá thấp nhất so với các nội dung khác nhưng cũng đạt số điểm tiệm cận khá.

Từ thực trạng trên có thể kết luận: nhà trường đã tổ chức, chỉ đạo tốt Đoàn thanh niên để xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng hoạt động giáo dục kỹ năng sống, đã có các tiêu chí cụ thể đánh giá hoạt động, vì vậy cơng tác quản lý chỉ đạo Đoàn thanh niên giáo dục kỹ năng sống của nhà trường đạt hiệu quả khá cao.

2.3.2.4. Tổ chức, chỉ đạo GV tích hợp hoạt động giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động GDNGLL

Đánh giá việc tổ chức, chỉ đạo giáo viên tích hợp hoạt động giáo dục kỹ năng sống vào nội dung của hoạt động giáo dục NGLL, tác giả đã tiến hành khảo sát qua phiếu hỏi 50 đồng chí được phân cơng đảm nhận hoạt động NGLL trong nhà trường trong 3 năm học (năm học 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015).

Kết quả thể hiện trong bảng 2.17.

Bảng 2.18. Thực trạng quản lý việc tích hợp GDKNS thơng qua hoạt động GDNGLL (Số lượng khảo sát: 15 đồng chí) Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa thực hiện TB Thứ bậc SL % SL % SL % SL %

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL có tích hợp giáo dục KNS 0 0 9 18 41 82 0 0 1.18 1 Chỉ đạo tích hợp giáo dục KNS tương ứng với các chủ đề của HĐGDNGLL 0 0 4 8 43 86 3 6 1.02 3

Kiểm tra việc thực hiện hoạt động GDKNS thông qua HĐGDNGLL

0 0 5 10 44 88 1 2 1.08 2

(Số lượng khảo sát: 50 đồng chí)

Nhận xét:

Trong 03 nội dung đưa vào khảo sát về mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động GDNGLL có sự tích hợp GDKNS thì cả ba nội dung đều được đánh giá mức độ thực hiện ở mức trung bình, được đánh giá cao nhất là nội dung chỉ đạo xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL có tích hợp giáo dục KNS cũng chỉ đạt 1.18 điểm.

Từ thực trạng trên tác giả nhận thấy: nhà trường chưa có thống nhất nội dung, chương trình cụ thể cần tích hợp với các chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL,

công tác theo dõi kiểm tra cũng chỉ mang tính hình thức, chưa sát sao, chưa xây dựng tiêu chí cụ thể, rõ ràng, vì vậy hiệu quả quản lý chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)