Chỉ đạo xây dựng chương trình tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 103 - 106)

10. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sin hở

3.2.3. Chỉ đạo xây dựng chương trình tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào

các bộ môn

3.2.3.1. Mục tiêu

Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc gia đưa vào dạy cho học sinh ở các trường phổ thơng dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ vừa có đức vừa có tài, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ

thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ địi hỏi người giáo viên khơng chỉ “dạy chữ”

mà còn phải “dạy người”. Cho nên trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải biết lồng ghép về giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh. Việc tích hợp đó sẽ mang lại hiệu quả, nhằm giúp cho học sinh: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”. Rèn luyện cho học sinh khả năng

làm việc theo nhóm, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Vì vậy việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào quá trình giảng dạy là rất quan trọng và cần thiết

3.2.3.2. Nội dung

Ban Giám hiệu nhà trường yêu cầu các tổ bộ mơn, nhóm chun mơn thực hiện rà sốt các bài dạy có khả năng tích hợp giáo dục KNS, chọn các KNS phù hợp với nội dung kiến thức bài học, phần học từ đó lập kế hoạch chương, phần, bài, có khả năng tích hợp giáo dục KNS. Kế hoạch tích hợp phải được đánh giá, xem xét điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp hàng năm.

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

Tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện bài dạy có tích hợp giáo dục KNS, chỉ đạo GV soạn bài, lên lớp, theo kế hoạch tích hợp đã đề ra, tích cực sử dụng nhiều phương pháp linh hoạt như phương pháp xây dựng tình huống, phương pháp đàm thoại, làm việc nhóm, thảo luận, trị chơi...

Tổ chức giờ dạy mẫu có tích hợp giáo dục kỹ năng sống. Lựa chọn những đồng chí giáo viên có kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS đã được tham dự

các chương trình tập huấn ở cấp trên, tổ chức giờ dạy mẫu cấp trường, sau đó đánh giá rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến, tạo bước khởi đầu cho GV tiếp cận với hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Sau đó triển khai thao giảng cấp tổ nhóm, góp ý, đánh giá xếp loại và đề cử giáo viên tham gia thao giảng cấp trường. Như vậy sẽ hình thành được thói quen trong các tổ, nhóm chun mơn.

Tổ chức chỉ đạo các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn một cách hiệu quả, chú trọng đến nội dung và hình thức tổ chức tích hợp giáo dục KNS vào các bài dạy trong tuần của các nhóm. Do điều kiện về thời gian tác giả mới đề nghị chỉ đạo xây dựng hệ thống các bài dạy có khả năng tích hợp giáo dục KNS đối với 02 bộ mơn là Sinh học và Giáo dục công dân, bước đầu triển khai thực hiện. Bảng 3.1 và 3.2 là ví dụ cụ thể về việc xác định nội dung các bài dạy có tích hợp giáo dục KNS ở mơn Sinh học và Giáo dục công dân.

Bảng 3.1: Kế hoạch dạy học tích hợp GDKNS vào bộ mơn Sinh lớp 11 Chủ đề giáo dục Nội dung tích hợp Chủ đề giáo dục Nội dung tích hợp

GDKNS Chƣơng/bài Mơn Sinh học 11 Mức độ tích hợp - Tự nhận thức - Bảo vệ bản thân - Kỹ năng bảo vệ bản thân và cộng đồng Bài 37 (SGK Sinh học 11) Sinh trưởng và phát triển ở Động vật Liên hệ - Hợp tác - Bảo vệ bản thân - Kỹ năng bảo vệ bản thân và cộng đồng - Kỹ năng kiên định Bài 38 (SGK Sinh học 11) Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở Động vật Liên hệ - Tự nhận thức - Kỹ năng bảo vệ bản thân - Kỹ năng hợp tác Bài 46 (SGK Sinh học 11) Cơ chế điều hòa sinh sản

Liên hệ - Tự nhận thức - Xác định giá trị - Nhận thức giá trị của bản thân và cộng đồng - Kỹ năng bảo vệ bản thân và cộng đồng - Kỹ năng kiểm sốt tình cảm

Bài 47 (SGK Sinh học 11) Điều khiển sinh sản ở Động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

Liên hệ

Bảng 3.2: Kế hoạch dạy học tích hợp GDKNS vào bộ mơn GDCD lớp 10 Chủ đề giáo dục Nội dung tích hợp GDKNS Mơn GĐC 10 Chƣơng/bài tích hợp Mức độ

- Tự nhận thức - Xác định giá trị

- HS tự nhận thức bản thân - Xác định giá trị quan trọng đối với bản thân

Bài 10: Quan niệm về đạo đức Toàn phần - Xác định giá trị - Tự trọng - Giải quyết vấn đề - Xác định, giữ gìn giá trị bản thân - Nhận thức năng lực của bản thân, biết giữ lòng tự trọng

Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức Toàn phần - Tự bảo vệ - Ra quyết định và giải quyết vấn đề - Làm chủ cảm xúc, ứng phó với cảm xúc hiệu quả -Biết tự bảo vệ - Có sự cảm thơng, chia sẻ

Bài 12: Công dân với tình u, hơn nhân và gia đình Tồn phần - Cảm thơng - Hợp tác - Có sự cảm thơng, chia sẻ

- Có kỹ năng giao tiếp để giải

Bài 13: Công dân với cộng đồng

- Giao tiếp quyết vấn đề

- Kỹ năng hợp tác, chung sức - Xác định giá trị - Lòng yêu nước và tinh thần dân

tộc

-Xác định giá trị

Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Bộ phận và liên hệ

- Kiên định - Kỹ năng bảo vệ bản thân, tính kiên định

- Kỹ năng hợp tác

Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại Toàn phần - Tự nhận thức - Xác định giá trị - Nhận thức được đặc điểm bản thân - Xây dựng mục tiêu phù hợp khả năng Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân Toàn phần

Sau mỗi học kỳ hoặc sau mỗi năm học, Ban chỉ đạo tổ chức, đánh giá các nội dung đã thực hiện tích hợp vào các mơn học, các đề xuất, kiến nghị của các tổ nhóm chun mơn từ đó rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh để xây dựng kế hoạch năm sau.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả mỗi giáo viên cần phải nhận thức sâu sắc vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường. Từ đó cần thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ. Thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệp lẫn nhau công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)