Trình độ đào tạo của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 62 - 65)

TT Cấp học Tổng số

Số giáo viên

Đạt chuẩn Trên chuẩn Chưa đạt chuẩn

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Mầm non 2.551 1.076 42,2 1.474 57,77 01 0,03 2 Tiểu học 5.174 1.732 33,5 3.439 66,47 3 0,03 3 Trung học cơ sở 2.989 1.223 40,9 1.486 49,7 280 9,4 4 THPT và GDTX 1.266 1.167 92,2 35 2,8 64 5,0 5 Khối các trường CN 387 306 79,1 60 15,5 21 5,4 Tổng 12.367 5.504 44,5 6.494 52,5 369 3,0 * Chất lượng đội ngũ - Về phẩm chất đạo đức

Tuyệt đại đa số đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất đạo đức khá, tốt, yêu nghề, yêu quê hương, lập trường tư tưởng vững vàng, có lối sống

mẫu mực, trong sáng, ln có tinh thần trách nhiệm.

Một tỷ lệ rất nhỏ giáo viên còn mắc tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức nhà giáo, chưa thực sự khắc phục khó khăn vươn lên hồn thành nhiệm vụ.

- Về trình độ chun mơn

Giai đoạn 2000-2004, do thiếu đội ngũ giáo viên kéo dài trong những năm trước, đội ngũ giáo viên mầm non, giáo viên trung học cơ sở được đào tạo ở nhiều cơ sở đào tạo, giáo viên mâm non, tiểu học có một bộ phận cử đi đào tạo cấp tốc, ngắn hạn và không qua thi tuyển sinh nên chất lượng còn hạn chế. Một tỷ lệ khá lớn giáo viên sau khi ra trường, công tác liên tục tại khu vực đặc biệt khó khăn nên khơng có điều kiện bổ túc thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ dẫn tới tình trạng năng lực giảng dạy có nhiều hạn chế.

Từ năm học 2005 - 2006 đến nay, tình trạng thiếu giáo viên đang từng bước được cải thiện. Giáo viên mầm non, tiểu học chỉ còn thiếu cục bộ ở các huyện Mường Chà, Mường Nhé, Tuần Giáo. Các đơn vị còn lại, giáo viên đủ theo nhu cầu và bắt đầu có biểu hiện thừa ở khu vực thuận lợi. Riêng giáo viên THPT do quy mô học sinh tăng nhanh nên nguồn tuyển không đáp ứng đủ về số lượng đặc biệt là giáo viên thuộc các mơn hóa học, tin học, ngoại ngữ, cơng nghệ.

Chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều, giáo viên ở vùng thấp, vùng có điều kiện thuận lợi chất lượng chun mơn tốt. Ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đội ngũ giáo viên tuy đã có nhiều cố gắng để đáp ứng yêu cầu về chất lượng nhưng vẫn còn một bộ phận giáo viên đào tạo khơng chính quy và một số giáo viên mới ra trường chất lượng còn hạn chế. Việc thực hiện nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và quy trình kiểm tra đánh giá chưa phù hợp với đối tượng, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Một bộ phận giáo viên do sức ép của yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và những biến động của xã hội đã có biểu hiện suy giảm lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và có mong muốn chuyển ngành.

Trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp quản lý giáo dục, chất lượng đội ngũ nói chung đã có những tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp liên tục tăng từ 18,2% năm 2005 lên 37% năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 3%. Tỷ lệ giáo viên trình độ yếu giảm dần. Tỷ lệ học sinh chuyển

lớp và tốt nghiệp ở cấp tiểu học và THCS ổn định và ở mức khá trong toàn quốc.

- Về trình độ lý luận chính trị và ngoại ngữ, tin học

+ Trình độ lý luận chính trị: tồn tỉnh có 384 cán bộ quản lý có trình độ lý

luận chính trị từ trung cấp trở lên (159 trung cấp, 211 cao cấp, 14 cử nhân).

+ Trình độ ngoại ngữ và tin học: năm học 2012-2013, tồn ngành có 9.994 nhà giáo có trình độ A trở lên về tin học văn phịng, chiếm 73,5%, có 578 nhà giáo có trình độ cao đẳng, đại học ngoại ngữ; có khoảng 11,6% nhà giáo đã qua các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ và có chứng chỉ A, B, C.

+ Tỷ lệ đảng viên: trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo luôn quan

tâm đến công tác phát triển Đảng, trong tổng số 13.063 cán bộ quản lý và giáo viên có 3.782 đảng viên, chiếm 25,9%.

2.1.3. Khái quát về Giáo dục ở trường THPT TP Điện Biên Phủ của tỉnh Điện Biên Điện Biên

2.1.3.1. Khái quát chung về nhà trường

Trường Trung học phổ thông Thành phố Điện Biên Phủ mà tiền thân là trường phổ thông cấp 2 - 3 Điện Biên Phủ được thành lập năm 1962. Trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trường đã vinh dự được đón nhận nhiều phần thưởng cao quí của Đảng và nhà nước, của địa phương và của ngành. Đặc biệt, vào năm 1976 và năm 2012 nhà trường đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; Đội tuyển tham dự cuộc thi “Bẩy sắc cầu vồng” của trường đã đạt giải nhất

Khu vực Miền núi phía Bắc và giải ba toàn quốc vào năm 1998 và đến năm 2011 nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đây là những mốc son đánh dấu sự phát triển, trưởng thành của nhà trường, đồng thời cũng là sự ghi nhận của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội đối với những cố gắng, nỗ lực của các thế hệ thầy và trò Trường THPT TP Điện Biên Phủ.

Nằm ở trung tâm thành phố, nơi có trình độ dân trí tương đối cao so với các khu vực khác trong tỉnh, Trường THPT thành phố Điện Biên Phủ có điều kiện tốt để phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà trường được quan tâm đầu tư về cả cơ sở vật chất và đội ngũ. Tuyển sinh đầu vào tuy chất lượng chưa cao, song có nhiều lợi thế hơn so với nhiều trường THPT khác trên địa bàn. Đội ngũ quản lý có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác, giáo viên đa số có trình độ chun mơn tốt, tâm huyết với

lệ GV dạy giỏi cao nhất trong tỉnh.

Với nỗ lực vượt mọi khó khăn, thi đua dạy tốt, học tốt của các thế hệ thầy và trò, trường THPT TP Điện Biên Phủ đã và đang là một trong những cánh chim đầu đàn của ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên.

2.1.3.2. Tình hình hiện nay của nhà trường * Quy mô lớp, học sinh

Trong nhiều năm,Trường THPT TP Điện Biên Phủ là một trong những trường THPT có quy mơ về số lớp, số học sinh lớn nhất tỉnh Điện Biên. Trường được ưu tiên tuyển sinh trên địa bàn toàn tỉnh nên địa bàn cư trú của học sinh rộng, đối tượng học sinh đa dạng về thành phần gia đình, về dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)