Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 94 - 98)

10. Cấu trúc luận văn

3.1. Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính thống nhất thực hiện mục tiêu GDTHPT

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh cần phải nhằm vào việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo đúng mục tiêu của cấp học, được thể hiện rõ trong mục tiêu giáo dục tổng thể, cũng như mục tiêu chương trình các môn học cụ thể.

Đảm bảo thống nhất mục tiêu giáo dục THPT: Như điều 27 Luật giáo dục

2005 quy định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thơng là giúp học sinh phát triển tồn

diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Cũng như nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo duc và đào tạo đã chỉ rõ mục tiêu cụ thể: “Đối với giáo dục phổ thông, tập

trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời...”

Thống nhất trong quá trình nhận thức và quá trình thực hiện mục tiêu, biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục phải được đa dạng hoá phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng nhà trường, gia đình và địa phương. Các biện pháp phải đạt được mục tiêu của cơng tác giáo dục học sinh đó là: khơng chỉ dừng lại ở truyền thụ kiến thức hàn lâm, mà điều quan trọng phải biến các yêu cầu chuẩn mực xã hội thành nhu cầu trong đời sống của học sinh. Như UNESCO đã đưa ra 4 trụ cột của giáo dục là: “Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; và Học để chung sống”.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Ở Việt Nam hiện nay đã có một số chương trình, dự án có nội dung giáo dục KNS hoặc tiếp cận giáo dục KNS do các tổ chức quốc tế triển khai nên đã có những nội dung rất cụ thể về quản lý giáo dục kỹ năng sống. Tuy nhiên việc quản lý giáo dục kỹ năng sống như nói trên mới chỉ tập trung chủ yếu vào những một số nhóm đối tượng được cho là có nguy cơ, cịn thiếu kinh nghiệm sống. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã yêu cầu khắc phục lối dạy truyền thụ kiến thức một chiều và cách học tiếp nhận kiến thức thụ động. Điều này làm thay đổi phương pháp tư duy cho trẻ, góp phần hình thành tư duy phê phán và tư duy sáng tạo với tư cách cũng là kỹ năng sống.

Về sản phẩm: tài liệu về giáo dục kỹ năng sống và tài liệu có liên quan đến giáo dục kỹ năng sống đã có nhiều. Tuy nhiên, cách biên soạn nội dung của một số tài liệu chưa thể hiện rõ tiếp cận hình thành kỹ năng sống. Một số tài liệu khác đã thể hiện rõ tiếp cận hình thành kỹ năng sống nhưng chưa quan tâm rút ra quy trình hình thành hoặc thể hiện kỹ năng sống đó, cũng như chưa tạo cơ hội, hoặc khuyến khích người học vận dụng, rèn luyện kỹ năng sống.

Các chỉ thị phản ánh yêu cầu giáo dục kỹ năng sống về một số vấn đề cụ thể: - Quyết định 1363/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Đưa nội dung bảo

vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.

- Chỉ thị 10/GD&ĐT ngày 30/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo về tăng cường cơng tác phịng chống AIDS và các tệ nạn xã hội trong ngành Giáo dục và Đào tạo.

- Chỉ thị 24/CT - GD&ĐT ngày 11/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường cơng tác phịng chống tệ nạn ma t ở các trường học.

Bên cạnh những nguyên tắc nêu trên, việc tăng cường quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh muốn đạt hiệu quả cao cần sự quản lý chặt chẽ của BGH nhà trường đồng thời tăng cường xã hội hóa giáo dục, phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

* Đối với nhà trường

Cần xác định: trách nhiệm giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là trách nhiệm của toàn thể hội đồng sư phạm bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý,

giáo viên, công nhân viên nhà trường chứ không phải là trách nhiệm của một cá nhân, bộ phận nào. Vì thế, tập thể sư phạm phải nêu gương tốt cho học sinh về phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo. Việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải được thống nhất về nội dung, được tiến hành thường xuyên, liên tục trong từng tiết dạy, ở mọi lúc, mọi nơi và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

Phải luôn quan tâm đến việc xây dựng môi trường sư phạm từ cơ sở vật chất đến tinh thần, khơng khí học tập, sinh hoạt, làm việc, đảm bảo tính giáo dục ngày càng cao. Xây dựng nề nếp kỷ luật, quy chế học tập, thưởng phạt nghiêm minh học sinh thực hiện tốt hoặc học sinh còn vi phạm.

Tuyên truyền chủ trương, quy định của ngành giáo dục, nội dung giáo dục của nhà trường đến phụ huynh học sinh. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp thường xuyên với phụ huynh, địa phương và các tổ chức xã hội để tạo được sự đồng thuận, chung sức trong quá trình giáo dục học sinh.

* Đối với gia đình

Người lớn phải nêu gương tốt cho trẻ em về thái độ, hành vi, cách ứng xử của mình đối với bản thân và đối với cộng đồng.

Phụ huynh học sinh phải thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức của con em mình, thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường để công tác giáo dục học sinh ngày một tốt hơn.

* Đối với địa phương

Cần quan tâm thường xuyên đến tình hình an ninh trật tự, an tồn, mỹ quan khu vực quanh trường học đặc biệt là xử lý cương quyết các hàng quán kinh doanh có thể có tác động khơng tốt đến học sinh.

Chủ động phối hợp cùng nhà trường giáo dục học sinh nhất là những học sinh cá biệt. Giúp nhà trường giải quyết những khó khăn ngồi thẩm quyền của nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Hệ thống các biện pháp quản lý phải có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó, một biện pháp quản lý nào đó khơng thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống quản lý. Mỗi biện

pháp quản lý có những mặt mạnh và hạn chế nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp quản lý thì hiệu quả khơng cao. Nhưng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp quản lý có tính đồng bộ thì các biện pháp sẽ hỗ trợ lẫn nhau và phát huy những ưu thế và bổ trợ cho nhau.

Vì thế, khi đề xuất biện pháp không nên quá nhấn mạnh hay đề cao biện pháp này, hạ thấp hay xem nhẹ biện pháp kia mà các biện pháp cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, phải hỗ trợ bổ sung cho nhau, quy trình thực hiện phải liên hồn. Hệ thống các biện pháp phải tác động vào các khâu, các yếu tố của hoạt động quản lý và hoạt động giáo dục học sinh, đảm bảo phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Phải kết hợp các biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Để đảm bảo tính đồng bộ, người nghiên cứu cần phải xem xét tồn bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực hiện các biện pháp. Có như thế thì các biện pháp mới sẽ được thực hiện một cách đồng bộ, phát huy được hết thế mạnh và sự tương hỗ giữa các biện pháp với nhau.

Ngoài ra, các lực lượng xã hội phải đi tới thống nhất một chương trình hành động chung mà trong đó có phân cơng nhiệm vụ cụ thể của từng lực lượng. Trong chương trình đó cần chỉ rõ nhiệm vụ, nội dung cơng việc, khả năng đóng góp, thời gian thực hiện, điều kiện CSVC, tài chính cho hoạt động để mỗi lực lượng xã hội chủ động được phần việc của mình, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình giáo dục, giúp nhà trường thực hiện và đạt được mục tiêu giáo dục.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với các quy định về chức năng nhiệm vụ của trường THPT.

Khi đề xuất các biện pháp phải chú ý đến các điều kiện để thực hiện biện pháp như: (nhân lực, CSVC, kinh phí, đặc điểm đối tượng học sinh, thời gian và không gian thực hiện, các rào cản, phong tục tập quán... Nguyên tắc này đòi hỏi phải nắm bắt thơng tin một cách chính xác, nhanh chóng, cụ thể, tránh xa vời, viển vơng.

Nội dung, phương pháp quản lý phải dễ triển khai, dễ thực hiện, dễ đánh giá và đem lại hiệu quả tốt. Tính khả thi địi hỏi đồng bộ trên nhiều phương diện, cả về

phía nhà quản lý, tổ chức hoạt động hướng dẫn, định hướng cho đối tượng quản lý cả về những người trực tiếp truyền tải các nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng đến đối tượng trực tiếp thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng đồng thời phải nhận được sự đồng thuận cao của các lực lượng trong và ngồi nhà trường…Có đủ các yếu tố đó, tính thực thi, khả năng thành cơng của biện pháp sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)