Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 100 - 103)

10. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sin hở

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt động

giáo dục kỹ năng sống cho thầy và trò nhà trường

3.2.2.1.Mục tiêu

Nhận thức là khâu đầu tiên của bất kì hoạt động nào, nó có ý nghĩa to lớn cho sự thành công hay thất bại của công việc. Việc bồi dưỡng ý thức trách nhiệm về GDKNS và trang bị kiến thức về KNS nhằm xây dựng đội ngũ là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng. Qua tìm hiểu, điều tra thực tế với kết quả thu được ở chương 2, ta thấy Giáo viên nhà trường đều cho rằng cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nhưng việc làm này còn mới mẻ với các nhà trường, nhiều GV cũng chưa được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tổ chức hoạt động, hơn thế nữa là chưa có văn bản quy định rõ ràng về nội dung tổ chức hoạt động này, vì vậy trong giai đoạn hiện nay, rất cần phải tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ, giáo viên, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để giáo dục KNS cho học sinh, đồng thời khơi dậy trong họ ý thức trách nhiệm cao cả của người làm thầy

“Dạy chữ phải kết hợp với dạy người”. 3.2.2.2. Nội dung

Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, CMHS và học sinh nhà trường về vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với quá trình GD tồn diện ở nhà trường THPT.

Trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho cán bộ giáo viên nhà trường.

Khơi dậy ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, sự tích cực tham gia hoạt động của học sinh.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp * Đối với cán bộ quản lý:

Ban giám hiệu nhà trường cần phải tổ chức học tập nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc yêu cầu về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại hiện

nay, xóa bỏ tư tưởng “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người” đã in quá sâu trong tư

tưởng của nhiều nhà giáo. Hiệu trưởng cần xử lý một cách bình đẳng giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục, khơng xem nhẹ chức năng nào, có như vậy

thì Hiệu trưởng nhà trường mới có những định hướng đúng đắn trong cơng tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình đào tạo của nhà trường.

* Đối với giáo viên

Khơng có gì thay thế được nhân cách nhà giáo, người giáo viên dạy học và giáo dục học sinh bằng nhân cách của mình. Nhân cách của nhà giáo có tác dụng rất lớn đối với cơng tác giáo dục đạo đức học sinh, vì vậy địi hỏi "Mỗi thầy giáo, cô

giáo phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" cho học sinh noi theo. Người

thầy phải lấy chữ "nhân" chữ "tâm" làm gốc, thực hiện tốt cuộc vận động: "Năng

lực- Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm"

Thực tế, mỗi giáo viên trong nhà trường được đào tạo ở đại học theo một chuyên môn nhất định, nặng về tri thức khoa học, khả năng và kinh nghiệm giáo dục cịn hạn chế, vì vậy cần bồi dưỡng cho họ năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Thông qua các buổi hội thảo, toạ đàm, lãnh đạo nhà trường tổ chức cho cán bộ giáo viên nhân viên học tập và thảo luận thực hiện các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo, qua đó mọi người thấy được vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường. Thông qua các hội nghị bồi dưỡng chuyên đề, tạo điều kiện để giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau kinh nghiệm công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý giáo dục một tập thể học sinh, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm. Chính người giáo viên chủ nhiệm có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một số yêu cầu với giáo viên chủ nhiệm:

Là người sống mẫu mực, trong sáng, là tấm gương cho học sinh noi theo, có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, nắm vững và thực hiện tốt đường lối chủ chương của Đảng và Nhà nước, có chun mơn vững vàng. Đây là u cầu sư phạm có tính quyết định sự thành cơng hay thất bại của công tác chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm có giảng dạy tốt thì mới cảm hố, thuyết phục và tạo niềm tin cho học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và cá tính, sở thích của học sinh. Biết cách giáo dục khéo léo, nhạy cảm, tinh tế trong ứng xử với học sinh và cha mẹ học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm có vị trí vai trị quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Vì vậy người cán bộ quản lý phải biết đánh giá đúng năng lực cán bộ giáo viên để lựa chọn, sắp xếp đội ngũ giáo viên chủ nhiệm sao cho phù hợp, đồng thời phải bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và có biện pháp chỉ đạo sát sao, thống nhất trong đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường.

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là hết sức cần thiết trong các nhà trường hiện nay, nhưng hoạt động này còn mới mẻ trong các nhà trường, nên nhà quản lý muốn chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hoạt động, hiệu quả hoạt động này, ngoài việc tập huấn, trao đổi, tọa đàm để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng tổ chức, cần phải chỉ đạo từ GV bộ mơn, GVCN lớp, BCH đồn trường, GV tổ chức HĐNGLL, làm điểm, rút kinh nghiệm sau đó chỉ đạo thực hiện đại trà, tránh trường hợp để GV tự mò mẫm, thử nghiệm, hiệu quả hoạt động sẽ không cao.

* Đối với học sinh:

Hiện nay học sinh nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của hoạt động GDKNS đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của các em. Cần tuyên truyền để gúp các em hiểu được yêu cầu của xã hội ngày nay là địi hỏi người lao động khơng chỉ có trình độ mà phải cịn có khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng…. Hoạt động GDKNS có thể trang bị vốn sống cho các em đáp ứng với đòi hỏi của xã hội. Muốn làm được điều đó Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo công tác tuyên truyền phải thường xuyên, đồng bộ và cần chú ý đến nội dung, hình thức sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THPT.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Như đã trình bày ở trên nhận thức là khâu đầu tiên của bất kì hoạt động nào, nó có ý nghĩa to lớn cho sự thành cơng hay thất bại của công việc do vậy, để thực hiện tốt biện pháp này, Hiệu trưởng nhà trường cần đưa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và kế hoạch tác nghiệp cụ thể hằng tháng việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục KNS cho các lực lượng có trách nhiệm trong và ngồi nhà trường. Để làm được điều này thì bản thân Hiệu trưởng phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề này, vì nếu ngược lại Hiệu trưởng sẽ khơng thể làm cho những người khác có được nhận thức đúng đắn. Biện pháp này không thể thực hiện

đạt kết quả trong “một sớm, một chiều” mà cần có thời gian lâu dài, được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)