Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 113 - 115)

10. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trong Chương 3 tác giả đã đề xuất 5 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục KNS ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ. Đó là các biện pháp:

- Biện pháp 1: Kế hoạch hóa q trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

sống phù hợp với học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường

- Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt

động giáo dục kỹ năng sống cho thầy và trò nhà trường

- Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng chương trình tích hợp giáo dục kỹ năng

sống vào các bộ môn

- Biện pháp 4: Chỉ đạo tăng cường thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng

sống thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp

- Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNS

cho học sinh của BGH nhà trường

Trong 5 biện pháp quản lý được đề xuất, biện pháp 1 là cơ sở để thực hiện các biện pháp còn lại bởi vì như đã trình bày ở trên kế hoạch hóa là chức năng cơ bản đầu tiên của cơng tác quản lý, Kế hoạch hóa mọi hoạt động sẽ giúp cho hiệu trưởng định hướng được mọi hoạt động trong nhà trường, xây dựng mục tiêu chiến lược và những mục tiêu cụ thể cần đạt được, dự kiến huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu và dự kiến các tình huống sẽ gặp phải trong q trình thực hiện kế hoạch. Cịn biện pháp 5 là một quá trình khơng thể thiếu trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Hoạt động kiểm tra, đánh giá đảm bảo tạo lập mối quan hệ ngược, thường xuyên và vững bền trong quản lý, làm khép kín chu trình vận động của quá trình quản lý giáo dục. Kiểm tra, đánh giá, giúp Hiệu trưởng nắm bắt thông

tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn biến công việc trong tổ chức, so sánh hiệu quả thực tế đạt được với mục tiêu đề ra, từ đó có những tác động quản lý thích hợp. Tuy vậy, mỗi biện pháp trong số các biện pháp được đưa ra đều có ý nghĩa, vai trị của mình trong quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường THPT TP Điện Biên Phủ. Các biện pháp đã được đề xuất có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau chứ không độc lập, không tách rời nhau. Mức độ tác động của từng biện pháp còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể về đội ngũ, về CSVC, về môi trường giáo dục, về đối tượng HS… Điều quan trọng là nhà quản lý cần biết áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ, sao cho biện pháp này làm chỗ dựa cho biện pháp kia. Chỉ khi được áp dụng đồng bộ thì các biện pháp quản lý được đề xuất mới phát huy tối đa tác dụng để đưa hoạt động giáo dục KNS ở Trường THPT TP Điện Biên Phủ đạt kết quả cao hơn nữa.

Mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất được biểu diễn theo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở Trƣờng THPT TP Điện Biên Phủ

Tất cả 5 biện pháp được đề xuất đều đòi hỏi phải có sự đồng thuận trong CBQL, GV, HS và CMHS, nên để áp dụng được các biện pháp này, Hiệu trưởng phải là người hiểu sâu sắc về quản lý hoạt động giáo dục KNS và các biện pháp được đề xuất, đồng thời biết cách triển khai, tuyên truyền, giáo dục để đạt được tiếng nói chung trong các lực lượng có trách nhiệm về hoạt động này.

Hơn nữa, cả 5 biện pháp đều địi hỏi phải có thời gian lâu dài để thực hiện. Hoạt động giáo dục KNS cho học sinh là một q trình bền bỉ, lâu dài, khơng dễ gì một sớm, một chiều đã đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, các CBQL,

BP4 BP5

BP1 BP2

GV phải kiên trì với sự mềm dẻo, linh hoạt cao trong quá trình tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)