Kỹ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 27 - 29)

10. Cấu trúc luận văn

1.2. Một số khái niệm sử dụng để nghiên cứu đề tài

1.2.3. Kỹ năng sống

Có nhiều quan niệm về KNS do các tổ chức quốc tế, các chuyên gia trong và ngồi nước đưa ra, trong đó có những quan điểm đáng lưu ý sau đây:

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): "KNS là những kỹ năng mang tính tâm lý

xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình huống hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày".

Theo Quĩ cứu trợ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF): "KNS là cách tiếp cận

giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng" [34, tr 113].

Theo Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá liên hiệp quốc (UNESCO):

"KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI: Học để biết - Học để làm - Học để chung sống - Học để làm người. Theo đó KNS được định nghĩa là những năng lực

cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày"[33, tr 62].

KNS là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống. KNS là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thơng qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề và những câu hỏi thường gặp trong đời sống hàng ngày của con người.

Như vậy KNS được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm khả năng năng lực tâm lý xã hội mà còn cả những kỹ năng vận động, KNS được hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những năng lực tâm lý xã hội.

Từ các khái niệm nêu trên có thể đưa ra khái niệm KNS như sau: “là năng

lực cá nhân mà con người có được thơng qua giáo dục hoặc kinh nghiệm trực tiếp, nó giúp cho con người có cách ứng xử tích cực và có hiệu quả, đáp ứng mọi biến đổi của đời sống xã hội, sống khoẻ mạnh, an tồn hơn”.

Nói đến KNS là nói đến khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp cho con người có thể kiểm sốt, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó có nghĩa là người có KNS khơng chỉ có năng lực thích ứng với những thách thức của cuộc sống mà cịn cần phải có sự thay đổi một cách phù hợp và mang tính tích cực.

"KNS vừa mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân, nhưng cũng mang tính xã hội vì KNS phụ thuộc vào giai đoạn phát triển lịch sử, các điều kiện kinh tế- xã hội" [2]. KNS của mỗi con người được hình thành qua một quá trình xây

dựng những hành vi lành mạnh, thay đổi những hành vi thói quen tiêu cực thơng qua trải nghiệm và qua giáo dục. Qua trải nghiệm, qua phương pháp thử đúng sai thì địi hỏi phải lâu dài và nhiều lúc phải trả giá bằng sự thất bại đau đớn. Giáo dục, rèn luyện có chủ đích là con đường ngắn nhất để hình thành KNS cho học sinh.

"Hoạt động giáo dục là những hoạt động do nhà giáo dục và các cơ sở giáo dục tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về chúng để tạo môi trường cho người học tiến hành các hoạt động của mình theo những nguyên tắc, mục tiêu, chuẩn mực giá trị chung và những biện pháp

chung để đạt được trình độ phát triển nhân cách theo yêu cầu mà xã hội đặt ra tương ứng với độ tuổi và trình độ giáo dục mà người học được thụ hưởng" [15].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)