Yếu tố tác động tới hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 50)

10. Cấu trúc luận văn

1.5. Yếu tố tác động tới hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà

trƣờng THPT trong bối cảnh hiện nay

Có rất nhiều các yếu tố tác động tới hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THPT, trong luận văn này tác giả chỉ xin đưa ra một số yếu tố tác động chính trong bối cảnh hiện nay như sau:

1.5.1. Các yếu tố thuộc về chương trình giáo dục trung học phổ thơng

- Mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và kiểm tra đánh giá

Theo khoản 1, Điều 29, Luật Giáo dục năm 2005: “Chương trình giáo dục trung học phổ thơng quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc, nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thơng” [21,tr.7]. Theo đó, mục tiêu giáo dục THPT là học sinh được phát triển hài

hòa về thể chất và tinh thần, con người cá nhân và con người xã hội trên cơ sở duy trì, tăng cường và định hình các phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp Trung học cơ sở; có kiến thức, kĩ năng phổ thông cơ bản, được định hướng theo lĩnh vực nghề

hướng phát triển, tiếp tục học lên hoặc bước vào cuộc sống lao động với phẩm chất, năng lực của một công dân. Để thực hiện giáo dục KNS cho học sinh THPT thì mục tiêu về giáo dục KNS phải được đặt ra trong chương trình giáo dục THPT. Do đó, nội dung giáo dục KNS cho học sinh THPT phải được hoạch định; các hình thức, phương pháp, kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS cho học sinh phải được xác định cụ thể. Các yếu tố nêu trên phải được mô tả trong văn bản chương trình giáo dục KNS cho học sinh THPT và trở thành một nội dung của chương trình giáo dục THPT.

Những phân tích trên cho thấy, nếu vấn đề KNS chưa được đặt ra, chưa được xác định như một yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của chương trình giáo dục THPT thì khó có thể thực hiện giáo dục KNS cho học sinh THPT.

- Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa [10]

Theo Đề án, chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dụng theo hướng coi trọng dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất và năng lực, chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách, lối sống…

Học sinh được xác định là trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh, tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy với trị, trị với trị và giữa các thầy giáo, cơ giáo.

Chương trình, sách giáo khoa mới được xây dựng, biên soạn theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên.

Cụ thể, ở các lớp dưới thực hiện lồng ghép, kết hợp những nội dung liên quan với nhau ở mức độ hợp lý để tạo thành các mơn học tích hợp, giảm số mơn học, tránh chồng chéo nội dung và những kiến thức không hoặc chưa cần thiết với học sinh.

Ở cấp trung học phổ thơng, ngồi các mơn bắt buộc chung cịn có các mơn, chun đề cho học sinh tự chọn để thực hiện phân hóa.

Bên cạnh đó, chương trình, sách giáo khoa mới cũng phải góp phần tạo động lực đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

Chính vì những định hướng cơ bản nêu trên mà đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa đã tác động không nhỏ tới hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường THPT. Đòi hỏi CBQL trong nhà trường phải đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý

như: Kế hoạch hóa q trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống phù hợp với học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho thầy và trò. Chỉ đạo xây dựng chương trình tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các bộ môn. Chỉ đạo tăng cường thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Đổi mới cơng tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNS cho học sinh… Đội ngũ giáo viên phải nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của BGH nhà trường, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS, nhằm phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực cho học sinh.

- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường[10]

Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường (HĐ TNST)cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, khơng theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề.

Các HĐ TNST được tổ chức dưới rất nhiều hình thức như: Câu lạc bộ, tổ chức các trò chơi, tổ chức diễn đàn, sân khấu hóa, tổ chức sự kiện, tổ chức đi thăm quan, dã ngoại, tổ chức các cuộc thi, các hoạt động nhân đạo, từ thiện…Như vậy “HĐ TNST bản chất là những hoạt động giáo dục (HĐGD), nó khơng có gì xa lạ ở các trường THPT. Đối với trường THPT TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Được sự quan tâm của Đảng ủy, ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể nhà trường, HĐ TNST được tổ chức đa dạng, thường xuyên, phổ biến ở 3 hình thức sau: Câu lạc bộ, các cuộc thi, hội thi và các hoạt động nhân đạo từ thiện

Câu lạc bộ là hình thức được nhà trường tổ chức với nhiều hình thức khác nhau như: Câu lạc bộ môn học, câu lạc bộ thể dục, thể thao… của những nhóm học

sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, dưới sự định hướng của các thày cô giáo nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo. Hoạt động của CLB tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng… Thơng qua hoạt động của các câu lạc bộ, các thày cô giáo hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em.

Hội thi/cuộc thi cũng là một trong những hình thức được nhà trường hết sức quan tâm và được tổ chức thường xuyên như: thi tìm hiểu, thi tiểu phẩm, hội thi thời trang, hội thi học sinh thanh lịch, hội trại thanh niên… hoạt động này luôn hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho các em học sinh. Phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong q trình nhận thức.

Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm của học sinh trước những con người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Hoạt động nhân đạo giúp các em học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho học sinh như: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc,… Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nay nhà trường thường xuyên tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hồn cảnh khó khăn; tết vì người nghèo, mua bút, tăm tre ủng hộ cho trung tâm bảo trợ trẻ em, người khuyết tật…

1.5.2. Các yếu tố thuộc về mơi trường gia đình và xã hội

Dưới góc độ giáo dục, gia đình, xã hội khơng chỉ là lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục mà cịn là mơi trường giáo dục quan trọng [27]. Trong lĩnh vực giáo dục KNS cho học sinh THPT, mơi trường gia đình và mơi trường xã hội có thể tác động theo hướng tích cực hoặc khơng tích cực đối với quá trình hình thành và phát triển KNS của học sinh. Do KNS thuộc về phạm trù năng lực nên sự trải

nghiệm có ý nghĩa quan trọng đối với q trình hình thành và phát triển KNS. Gia đình và xã hội chính là mơi trường nơi xác lập các tình huống diễn ra sự trải nghiệm của học sinh.

Sự phát triển về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa với tốc độ và quy mơ khác nhau đã tạo ra những khác biệt trong phát triển giáo dục giữa các vùng miền, thành phố lớn so với các đô thị nhỏ, các khu vực nông thơn, đặc biệt là các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tính phát triển khơng đều nói chung, phát triển khơng đều về giáo dục nói riêng (do tác động của sự phát triển không đều về kinh tế), là một tính quy luật. Với giáo dục KNS cho học sinh THPT cũng như vậy.

Ở các thành phố, không chỉ nhu cầu được giáo dục KNS của học sinh THPT phát triển mà yêu cầu về giáo dục KNS cho học sinh THPT cũng rất cao.

Học sinh THPT ở thành phố có nhiều điều kiện để tham gia vào các hoạt động, các mối quan hệ đa dạng, sinh động tại các thành phố lớn. Khi tham gia vào các hoạt động và quan hệ này, theo đặc điểm của lứa tuổi các em luôn khao khát gặt hái được những thành công. Tuy nhiên, trước khi được giáo dục KNS, chính sự thiếu hụt KNS là rào cản đến với những thành công như mong muốn của các em. Như vậy, sự thiếu hụt KNS do chưa được giáo dục KNS đã hạn chế khả năng và mức độ thành công của học sinh THPT trong nhiều hoạt động và quan hệ là yếu tố kích thích nhu cầu được giáo dục KNS của học sinh THPT ở thành phố.

Mặt khác, do tính đa dạng, phức tạp trong môi trường sống ở các thành phố nên những rủi ro đối với học sinh THPT cũng cao hơn. Tình trạng học sinh THPT mắc các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật có dấu hiệu gia tăng cả về tính chất lẫn mức độ nghiêm trọng so với các khu vực khác. Thực tế này đòi hỏi phải tăng cường giáo dục KNS cho học sinh THPT ở các thành phố.

Giáo dục KNS cho học sinh THPT ở các thành phố vừa thuận lợi nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn.

Thuận lợi vì có nhiều chủ thể (cá nhân và các tổ chức), khác nhau có thể cung cấp dịch vụ giáo dục về KNS cho học sinh THPT. Theo quy luật cung cầu, khi học sinh THPT có nhu cầu được giáo dục KNS thì sẽ xuất hiện những chủ thể đáp ứng nhu cầu đó cho học sinh. Có thể nhận thấy, ngay cả khi giáo dục học đường chưa tổ

chức giáo dục KNS cho học sinh thì ngồi xã hội đã có nhiều cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục KNS cho học sinh THPT. Thêm vào đó, với điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tài chính, các hình thức giáo dục KNS cho học sinh THPT được thực hiện rất đa dạng, phong phú, hấp dẫn và lội cuốn được học sinh.

Giáo dục KNS cho học sinh THPT ở các thành phố cũng gặp khơng ít khó khăn. Những khó khăn này thể hiện ở các phương diện như: khó thống nhất các nội dung giáo dục KNS cho học sinh THPT; mức độ đảm bảo các yêu cầu sư phạm của các phương pháp, hình thức giáo dục KNS cho học sinh ít được kiểm sốt; đánh giá KNS của học sinh THPT khơng được thực hiện có hệ thống, v.v... Tất cả những điều này đòi hỏi các trường THPT ở các thành phố phải chủ động, tích cực trong việc giáo dục KNS cho học sinh đồng thời phải phát huy được vai trò chủ đạo của giáo dục nhà trường trong giáo dục KNS cho học sinh

1.5.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT [2; 16; 25]

Tuổi học sinh THPT là giai đoạn đã trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn chưa vững chắc, các em bắt đầu thời kỳ phát triển tương đối cân bằng về mặt sinh lý. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Cấu trúc của tế bào bán cầu đại não có những đặc điểm như trong cấu trúc tế bào đại não của người lớn. Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại, điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập và rèn luyện.

Ở học sinh THPT, tính chủ định trong nhận thức được phát triển, tri giác đã đạt tới mức cao, quan sát trở nên có mục đích, hệ thống và tồn diện hơn. Tuy nhiên, nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên thì quan sát của các em cũng khó đạt kết quả cao. Vì vậy, giáo viên cần quan tâm hướng quan sát của các em vào những nhiệm vụ nhất định, không vội kết luận khi chưa tích lũy đủ các sự kiện. Cũng ở lứa tuổi này, các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn, tính phê phán cũng phát triển. Có thể nói, nhận thức của học sinh THPT chuyển dần từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính, do đó, học tập

và rèn luyện KNS sẽ dễ đạt kết quả tốt hơn.

Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của các em. Học sinh THPT có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình: quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng, xuất hiện ý thức trách nhiệm, lịng tự trọng, tình cảm nghĩa vụ đó là những giá trị nổi trội và bền vững. Các em có khả năng đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của bản thân mình và những người xung quanh, có những biện pháp kiểm tra đánh giá sự tự ý thức bản thân như viết nhật ký, tự kiểm điểm trong tâm tưởng, biết đối chiếu với các thần tượng, các yêu cầu của xã hội, nhận thức vị trí của mình trong xã hội, hiện tại và tương lai.

Học sinh THPT là lứa tuổi quyết định sự hình thành nhân sinh quan, thế giới quan về xã hội, tự nhiên, các nguyên tắc và quy tắc cư xử. Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những quy luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và của sự tồn tại xã hội loài người. Lứa tuổi này, các em quan tâm nhiều tới các vấn đề liên quan tới con người, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)