Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 71 - 80)

10. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống

2.2.2.1. Nội dung giáo dục KNS

Thông qua nghiên cứu các kế hoạch tác nghiệp, báo cáo tổng kết của nhà trường, tác giả nhận thấy nội dung giáo dục pháp luật, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho HS được nhà trường tổ chức tốt. Hằng năm, nhà trường tổ chức nhiều buổi tun truyền về an tồn giao thơng, phịng chống ma túy, HIV-AIDS, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên... Các nội dung của môn giáo dục công dân được thực hiện đầy đủ, đạt được kết quả cao. Nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động xã hội, từ thiện đa dạng với nội dung và hình thức phong phú. Qua đó, đã giáo dục được cho HS những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo điều kiện cho các em rèn luyện kỹ năng sống cần thiết.

Tuy nhiên một số học sinh nhà trường vẫn có biểu hiện thiếu KNS như đánh nhau, nói tục, chửi thề, vơ lễ với giáo viên, hút thuốc lá… Để đánh giá thực trạng về KNS của học sinh nhà trường tác giả đã tiến hành khảo sát thông qua phiếu điều tra đối với 30 HS, 30 GV, 30 CMHS về vấn đề này với các mức độ đánh giá là: Tốt, Khá, Trung bình và Chưa tốt.

Kết quả thu được phản ánh trong bảng 2.6.

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện một số kỹ năng sống của học sinh

Stt Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 1 Kỹ năng tự nhận thức 11 12,2 30 33,3 37 41,1 12 13,4 2,44 5 2 Kỹ năng xác định giá trị 13 14,4 27 30 36 40 14 15,6 2,43 6 3 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc 12 13,3 34 37,8 35 38,9 9 10 2,54 3 4 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 8 8,9 27 30 39 43,3 16 17,8 2,3 9 5 Kỹ năng giao tiếp 5 5,6 21 23,3 51 56,7 13 14,4 2,2 10 6 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 17 18,9 38 42,2 30 33,3 5 5,6 2,74 1 7 Kỹ năng ra quyết định 12 13,3 31 34,5 36 40 11 12,2 2,49 4 8 Kỹ năng hợp tác 15 16,7 36 40 31 34,4 8 8,9 2,64 2 9 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 9 10 29 32,2 38 42,2 14 15,6 2,37 8 10 Kỹ năng giải quyết vấn đề 10 11,1 31 34,4 34 37,8 15 16,7 2,4 7

Nhận xét:

Từ kết quả thu được ở bảng 2.6 thấy rằng:

- Các kỹ năng đưa ra khảo sát, học sinh tự đánh giá đa số đều chỉ đạt ở mức độ khá và trung bình, các em đạt ở mức độ tốt là rất ít, cịn ở mức độ yếu vẫn còn khá cao.

- Trong các kỹ năng khảo sát thì kỹ năng thể hiện sự tự tin với 2,3 điểm đứng ở vị trí thứ 9 và kỹ năng giao tiếp với 2,2 điểm đứng ở vị trí số 10 được học sinh tự đánh giá ở mức thấp điều này chứng tỏ học sinh THPT của chúng ta còn quá tự ti, nhút nhát, e ngại trong việc tiếp xúc và giao lưu… đây là điều lý giải tại sao học sinh của chúng ta chưa đủ sức mạnh, nghị lực để làm được những điều mong muốn. Các kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cũng được học sinh đánh giá ở mức độ thấp (đạt 2,4 điểm và 2,37 điểm), góp phần giải thích tại sao bạo lực học đường vẫn còn thỉnh thoảng xảy ra tại nhà trường. Kỹ năng hợp tác và kỹ năng thể hiện sự cảm thông được học sinh tự đánh giá ở mức độ cao nhất (với 2,64 và 2,74 điểm) cần được tiếp tục bồi dưỡng và phát triển.

Từ thực trạng về một số KNS của học sinh THPT TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên có thể khẳng định: hoạt động giáo dục trong các nhà trường THPT hiện nay song song với việc trang bị kiến thức khoa học cơ bản, cần dạy cho các em cách ứng xử làm người bắt đầu từ những điều đơn giản nhất như biết cách giao tiếp, thể hiện sự tự tin trước đông người, biết kềm chế, biết cách làm việc nhóm đạt hiệu quả… đây cũng chính là mục tiêu giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại tồn cầu hóa.

2.2.2.2. Phương pháp giáo dục KNS

Qua phỏng vấn các GV tham gia giáo dục KNS, tác giả nhận thấy trong nhà trường chưa có sự thống nhất trong phương pháp giáo dục. Mỗi GV đang sử dụng phương pháp của riêng mình mà khơng có sự định hướng chung.

Để tìm hiểu về phương pháp giáo dục KNS cho học sinh, tác giả đã trưng cầu ý kiến của 50 giáo viên bằng phiếu hỏi về mức độ thường xuyên mà GV áp dụng các phương pháp trong giáo dục KNS cho học sinh.

Các nội dung được đưa ra với 4 mức thường xuyên: thường xuyên là 3 điểm, thỉnh thoảng là 2 điểm, rất ít khi là 1 điểm, khơng bao giờ là 0 điểm.

Kết quả trưng cầu ý kiến GV về phương pháp bồi dưỡng HSG cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng giáo viên sử dụng phƣơng pháp trong giáo dục KNS

Stt Nội dung Số GV trả lời Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Khơng bao giờ 1 Phương pháp động não 50 44 6 0 0 2.87 1 2 Phương pháp nghiên cứu tình huống 50 40 8 2 0 2.76 2 3 Phương pháp trò chơi 50 7 16 19 8 1.44 4 4 Phương pháp nhóm 50 26 15 9 0 2.34 3 5 Phương pháp đóng vai 50 2 9 25 14 0.98 5

(Số lượng khảo sát: 50 giáo viên)

Nhận xét:

Từ kết quả khảo sát ở bảng trên, tác giả thấy rằng phương pháp động não và phương pháp nghiên cứu tình huống được GV thực hiện thường xuyên nhất với điểm trung bình là 2.87 và 2.78 điểm. Phương pháp trị chơi và phương pháp đóng vai có rất nhiều ưu điểm trong q trình giáo dục tuy nhiên lại được đánh giá mức độ thường xuyên rất thấp với điểm trung bình tương ứng là 1.44 và 0.98 điểm. Điều này chứng tỏ rằng GV còn chưa quan tâm nhiều đến phương pháp giáo dục này. BGH nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa trong việc tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức vai trò của giáo dục KNS, nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt động, sử dụng các phương pháp đa dạng, linh hoạt và hiệu quả hơn trong giáo dục KNS cho học sinh

2.2.2.3. Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống thơng qua việc tích hợp vào các mơn học của giáo viên bộ môn.

Thực hiện Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 và công văn số

463/BGDĐT-GDTX về việc hướng dẫn triển khai giáo dục KNS tại các cơ sở giáo dục, nhà trường đã tổ chức, thực hiện tích hợp giáo dục KNS vào các bộ mơn văn hóa, tuy nhiên cịn trong q trình thực hiện cịn một số khó khăn, hạn chế nhất định. Để đánh giá việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống của GV vào các môn học, tác giả đã tiến hành khảo sát 70 giáo viên bộ môn của nhà trường.

Bảng 2.8. Đánh giá mức độ thực hiện GDKNS thơng qua việc tích hợp vào các bộ mơn văn hóa

Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa thực hiện TB Thứ bậc SL % SL % SL % SL % Lập kế hoạch tích hợp Giáo dục KNS vào nội dung chương trình của mơn học

0 0 8 11.4 12 17.1 50 71.4 0.4 2

Lựa chọn nội dung KNS phù hợp với nội dung của từng chương, từng bài dạy

0 0 7 10 10 14.3 53 75.7 0.34 3

Tổ chức q trình dạy học có

sự tích hợp giáo dục KNS 0 0 12 17.1 53 75.7 5 7.1 1.1 1 Chuẩn bị phương tiện, tài

liệu cho hoạt động tích hợp giáo dục KNS

0 0 7 10 9 12.9 54 77.1 0.33 4

Đánh giá kết quả nhận thức

về KNS của HS sau giờ học 0 0 4 5.7 6 8.6 60 85.7 0.2 6 Có đúc rút kinh nghiệm và

điều chỉnh nội dung GDKNS, phương pháp lên lớp hiệu quả

0 0 6 8.6 8 11.4 56 80 0.29 5

(Số lượng khảo sát: 70 giáo viên)

Nhận xét:

Ở phần này tác giả tiến hành khảo sát với 06 nội dung thì khơng có nội dung nào thực hiện ở mức độ tốt mà chỉ đạt ở mức độ thực hiện dưới trung bình, đặc biệt việc đánh giá kết quả nhận thức về KNS của học sinh sau giờ học (0,2đ) và hoạt động đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung GDKNS, phương pháp lên lớp hiệu quả (0,29đ) với số điểm đạt quá thấp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên, là do GV chưa xác định được cách thức tổ chức, cũng như những kỹ năng cần thiết để tích hợp nội dung giáo dục KNS vào bài học, phương tiện tài liệu của nhà trường phục vụ cho hoạt động này còn hạn chế, bởi vậy họ chưa tích cực.

lại ở mức độ phát động, khuyến khích mà chưa yêu cầu GV bộ môn phải thực hiện dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào mơn học. Công tác dự giờ đánh giá giờ dạy chỉ tập trung các tiêu chí về chun mơn là chủ yếu, chưa xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo dục kỹ năng sống vào giờ dạy. Chưa có văn bản quy định bắt buộc giáo viên bộ mơn phải thực hiện tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các môn học.

2.2.2.4. Thực trạng việc thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống qua công tác GVCN

Để đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS qua công tác chủ nhiệm của đội ngũ GVCN lớp cuả nha trường tác giả đã tiến hành khảo sát 37 GV chủ nhiệm.

Kết quả thu được ở bảng 2.8.

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện giáo dục KNS của GVCN Nội dung Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung bình thực hiện TB Chưa Thứ bậc

SL % SL % SL % SL %

Xây dựng kế hoạch giáo dục KNS

phù hợp với đặc điểm của từng lớp 0 0 6 16.22 10 27.03 21 56.76 0.59 11 Triển khai kế hoạch hoạt động Giáo

dục KNS đến học sinh trong lớp 2 5.41 15 40.54 13 35.14 7 18.92 1.32 4 Chuẩn bị phương tiện, tài liệu cho

HĐ GDKNS 3 8.11 6 16.22 9 24.32 19 51.35 0.81 8

Phân công học sinh chuẩn bị các hoạt

động theo chủ đề, GDKNS. 4 10.81 12 32.43 12 32.43 9 24.32 1.3 5 Tổ chức các giờ sinh hoạt lớp với

nội dung Giáo dục KNS phong phú 3 8.11 7 18.92 11 29.73 16 43.24 0.92 7 Bồi dưỡng năng lực tổ chức và tự

điều khiển các HĐ GDKNS của HS 4 10.81 9 24.32 10 27.03 14 37.84 1.08 6 Đánh giá kết quả tham gia hoạt động

Giáo dục KNS của học sinh 3 8.11 5 13.51 9 24.32 20 54.05 0.76 10 Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động 3 8.11 6 16.22 8 21.62 20 54.05 0.78 9

Phối hợp với GV bộ môn giáo dục

KNS cho HS 5 13.51 10 27.03 16 43.24 6 16.22 1.38 3

Phối hợp với BCH Đoàn trường

GDKNS cho HS 7 18.92 11 29.73 14 37.84 5 13.51 1.54 1

Phối hợp với hội CMHS giáo dục

KNS cho HS 4 10.81 12 32.43 18 48.65 3 8.11 1.46 2

Nhận xét:

- Trong 11 nội dung tiến hành khảo sát thì khơng có nội dung nào được đánh giá việc thực hiện đạt ở mức độ khá và tốt.

- Có 06 nội dung được giáo viên chủ nhiệm đánh giá mức thực hiện đạt trung bình trong đó việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường được đánh giá cao nhất. Đặc biệt là việc phối hợp với BCH Đoàn trường giáo dục KNS cho học sinh (1,54 điểm), rất cần được phát huy.

- Có 01 nội dung là: Xây dựng kế hoạch giáo dục KNS phù hợp với đặc điểm của từng lớp (0,59 điểm) được đánh giá về mức độ thực hiện là quá thấp, điều này đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của BGH nhà trường.

Từ thực trạng mức độ thực hiện hoạt động giáo dục KNS cho học sinh của đội ngũ GVCN; có thể kết luận:

- Đa số GVCN chưa thực sự có trách nhiệm và tâm huyết trong tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.

- Công tác kiểm tra đánh giá của BGH nhà trường về hoạt động giáo dục KNS cho học sinh chưa sát sao, chưa có những quy định, tiêu chí bắt buộc, chặt chẽ, chưa có kế hoạch thống nhất nội dung tiết sinh hoạt trong từng tháng cho từng khối lớp. Vì vậy việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của GVCN hiệu quả còn thấp.

2.2.2.5. Thực trạng việc thực hiện chương trinh giáo dục kỹ năng sống của tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường.

Để đánh giá thực trạng việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho ĐVTN của BCH Đoàn trường, tác giả đã tiến hành khảo sát 15 đồng chí trong ban thường vụ Đoàn.

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện giáo dục kỹ năng sống của BCH Đoàn trƣờng Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa thực hiện TB Thứ bậc SL % SL % SL % SL % Xây dựng kế hoạch GDKNS, từng tuần, từng tháng, từng năm 7 46.67 5 33.33 3 20 0 0 2.27 1 Triển khai kế hoạch hoạt động

GDKNS đến giáo viên và ĐV, HS 6 40 6 16.22 3 20 0 0 2.2 2 Tổ chức GDKNS cho đồn viên học

sinh thơng qua các buổi chào cờ đầu tuần

5 33.33 6 16.22 4 26.67 0 0 2.07 3

Tổ chức GDKNS cho đồn viên

thơng qua các giờ sinh hoạt chi đoàn 0 0 2 5.41 8 53.33 5 33.33 0.8 8 Tổ chức các hoạt động GDKNS cho

đoàn viên HS theo chủ điểm, chủ đề 5 33.33 6 16.22 4 26.67 0 0 2.07 3 Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động

GDKNS 0 0 3 8.11 10 66.67 2 13.33 1.07 6

Phối hợp với các lực lượng trong nhà

trường GDKNS cho đoàn viên học sinh 4 26.67 5 13.51 6 40 0 0 1.87 4 Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà

trường GDKNS cho đoàn viên học sinh 0 0 3 8.11 9 60 3 20 1 7 Bồi dưỡng năng lực tổ chức và điều

khiển các hoạt động GDKNS cho cán bộ lớp, cán bộ Đoàn

0 0 4 10.81 9 60 1 6.67 1.21 5

Đôn đốc, đánh giá thi đua của các

chi đoàn 3 20 7 18.92 5 33.33 0 0 1.87 4

(Số lượng khảo sát: 15 đồng chí BCH Đồn)

Nhận xét:

- Trong 10 nội dung tiến hành khảo sát về mức độ thực hiện GDKNS của BCH Đoàn trường, kết quả cho thấy; có 4 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện khá gồm các nội dung: xây dựng kế hoạch GDKNS, từng tuần, từng tháng, từng

năm (2,27 điểm), triển khai kế hoạch hoạt động GDKNS đến giáo viên và ĐV, HS (2,2 điểm), tổ chức GDKNS cho đồn viên học sinh thơng qua các buổi chào cờ đầu tuần (2,07 điểm), tổ chức các hoạt động GDKNS cho đoàn viên HS theo chủ điểm, chủ đề (2,07 điểm). Đây là những nội dung cần BCH Đoàn trường tiếp tục phát huy thực hiện cao hơn nữa để khẳng định sự xung kích của tuổi trẻ trong việc thực hiện hoạt động GDKNS cho học sinh trong nhà trường.

- Có 01 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện thấp đó là: việc tổ chức GDKNS cho đồn viên thơng qua các giờ sinh hoạt chi đoàn(0,8đ). Đây là nội dung cần BCH Đoàn trường hết sức quan tâm để nâng cao được chất lượng của các giờ sinh hoạt chi đoàn và đoàn trường.

Từ thực trạng về mức độ thực hiện hoạt động GDKNS của Đồn trường có thể kết luận: chất lượng hoạt động GDKNS của tổ chức đoàn thanh niên trong nhà trường có hiệu quả khá cao, phát huy được tính xung kích, tiên phong của tuổi trẻ. CBQL nhà trường đã có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho đội ngũ cán bộ đoàn, nhiệm vụ được giao một cách cụ thể, vì vậy hiệu quả hoạt động giáo dục KNS cho học sinh thơng qua hoạt động của Đồn thanh niên được hưởng ứng tích cực, cần được phát huy hơn nữa trong thời gian tới.

2.2.2.6. Thực trạng việc thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống thơng qua hoạt động GDNGLL

Đánh giá thực trạng việc triển khai hoạt động giáo dục KNS thông qua HĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)