Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục kỹ năng sống phù hợp với học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 98 - 100)

10. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sin hở

3.2.1. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục kỹ năng sống phù hợp với học sinh

và điều kiện thực tế của nhà trường

3.2.1.1. Mục tiêu

Kế hoạch hóa là chức năng cơ bản đầu tiên của cơng tác quản lý, kế hoạch hóa mọi hoạt động sẽ giúp cho hiệu trưởng định hướng được mọi hoạt động trong nhà trường, xây dựng mục tiêu chiến lược và những mục tiêu cụ thể cần đạt được, dự kiến huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu và dự kiến các tình huống sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Hoạt động GDKNS là hoạt động rất đa dạng và phong phú, thể hiện ở nhiều mặt, từ nội dung đến hình thức hoạt động, thời gian và không gian tổ chức hoạt động, khơng chỉ có lực lượng trong nhà trường mà cịn có cả lực lượng bên ngồi nhà trường cùng tham gia. Do đó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hóa hoạt động GDKNS sẽ đảm bảo được tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích của hoạt động, tránh được tổ chức hoạt động mang tính đối phó, hình thức, chồng chéo với các hoạt động khác trong nhà trường

3.2.1.2. Nội dung

Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS của nhà trường, căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, từng bộ phận và cá nhân được phân công nhiệm vụ tham gia hoạt động GDKNS tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết, BGH duyệt kế hoạch, chỉ đạo thực hiện đồng thời đôn đốc, theo dõi việc thực hiện kế hoạch của GV và các bộ phận được phân công.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Bước 1: Ban giám hiệu nhà trường căn cứ vào thực tế của nhà trường và mục

chung của nhà trường, phổ biến kế hoạch đến giáo viên và học sinh trong trường cùng thảo luận đóng góp ý kiến.

BGH nhà trường nghiên cứu những ý kiến đóng góp điều chỉnh, xây dựng kế hoạch chính thức của nhà trường.

Bước 2: các bộ phận và cá nhân giáo viên được phân công tham gia hoạt

động GDKNS căn cứ vào kế hoạch của BGH xây dựng kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể được phân công

BGH nhà trường duyệt kế hoạch, chỉ đạo làm điểm những kế hoạch hay, có tính sáng tạo theo từng khối lớp, từng bộ phận, sau đó rút kinh nghiệm, thống nhất và duyệt từng kế hoạch cụ thể

Bước 3: chỉ đạo triển khai đại trà việc thực hiện kế hoạch giáo dục KNS cho

học sinh trong tồn trường.

Trong q trình chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục KNS cần phải bám sát kế hoạch đã xây dựng, cần phải giám sát xem trong quá trình thực hiện, GV và học sinh có cần hỗ trợ gì khơng để kịp thời hỗ trợ và bảo đảm hiệu quả của các hoạt động, phát hiện những bất cập cần có sự ghi chép lại để có thể điều chỉnh kế hoạch trong những năm tiếp theo.

Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Đây là bước quan trọng nhất, vì

nó giúp nhà quản lý tổ chức nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được theo kế hoạch đã đã đặt ra, đồng thời xem xét những nguyên nhân dẫn đến thành công hoặc tồn tại hạn chế.

Như vậy việc xây dựng kế hoạch là hết sức quan trọng để quản lý tổ chức hoạt động giáo dục KNS, xây dựng kế hoạch giúp cho BGH nhà trường hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch đồng thời cũng hạn chế đến mức thấp nhất những hoạt động mang tính tự phát, ảnh hưởng đến kế hoạch chung.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện được biện pháp này một cách hiệu quả địi hỏi phải có một CBQL chuyên trách về quản lý hoạt động giáo dục KNS. Là một người QL có kinh nghiệm, am hiểu về hoạt động GDKNS, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Đây chính là người truyền tải các thông điệp của nhà trường về công tác giáo dục KNS tới các CBQL khác, tới GV và thông qua GV tới HS và CMHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)