Thực trạng tổ chức, chỉ đạo GVCN tham gia hoạt động GDKNS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 85)

Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung bình Chưa thực hiện

TB Thứ

bậc

SL % SL % SL % SL %

Yêu cầu GVCN xây dựng kế hoạch GDKNS phù hợp với đặc điểm của lớp

Kiểm tra việc thực hiện hoạt động GDKNS của GVCN đối với lớp

0 0 2 5.41 28 75.68 7 18.92 0.86 4

Quản lý của BGH đối với nội dung giờ sinh hoạt lớp của GVCN

1 2.7 12 32.43 23 62.16 1 2.7 1.35 1

Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho GVCN thực hiện tích hợp nội dung GDKNS 0 0 3 8.11 29 78.38 5 13.51 0.95 3 (Số lượng khảo sát: 37 đồng chí) Nhận xét:

Trong 04 nội dung đưa vào khảo sát về mức độ thực hiện việc quản lý giáo viên chủ nhiệm tích hợp hoạt động GDKNS trong cơng tác chủ nhiệm thì 2 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện trung bình, 2 nội dung dưới mức trung bình, đặc biệt là nội dung: Kiểm tra việc thực hiện hoạt động GDKNS của GVCN đối với lớp (0,86 điểm) được đánh giá thấp nhất cần CBQL nhà trường hết sức quan tâm và có giải pháp khắc phục.

Thơng qua kết quả khảo sát có thể kết luận: việc quản lý chỉ đạo GVCN tham gia hoạt động giáo dục KNS, cũng chưa có kế hoạch cụ thể, chưa phát huy hiệu quả hoạt động thông qua giờ sinh hoạt lớp, việc kiểm tra đánh giá GVCN tham gia hoạt động còn chưa tốt, chủ yếu nội dung giáo dục vẫn tùy ý GV, chưa có biện pháp quản lý chỉ đạo để bắt buộc giáo viên phải tiến hành tổ chức hoạt động.

2.3.2.3. Quản lý chỉ đạo BCH Đoàn trường tham gia hoạt động giáo dục KNS cho ĐVTN

Để đánh giá việc quản lý chỉ đạo của nhà trường với tổ chức Đoàn thanh niên tham gia giáo dục KNS cho ĐVTN tác giả đã tiến hành khảo sát qua phiếu hỏi đối với 15 đ/c thuộc Ban chấp hành Đoàn trường.

Bảng 2.17. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo BCH Đoàn trƣờng tham gia HĐ GDKNS Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa thực hiện TB Thứ bậc SL % SL % SL % SL %

Chỉ đạo Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho ĐVTN

7 46.67 6 40 3 20 0 0 2.25 3

Chỉ đạo Đoàn trường tổ chức hoạt động GDKNS trong giờ chào cờ đầu tuần

8 53.33 6 40 3 20 0 0 2.29 2

Chỉ đạo cán bộ Đoàn tham gia lớp tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS 2 13.33 7 46.67 6 40 0 0 1.73 4 Chỉ đạo BCH Đoàn trường xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp loại các chi đoàn

10 66.67 3 20 2 13.33 0 0 2.53 1

Nhận xét:

Trong 04 nội dung đưa vào khảo sát về mức độ thực hiện việc quản lý BCH Đồn trường tham gia hoạt động GDKNS thì có 3 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện ở mức khá, đặc biệt là nội dung chỉ đạo BCH Đồn trường xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp loại các chi đoàn được đánh giá mức độ thực hiện khá cao. Nội dung: Chỉ đạo cán bộ Đồn tham gia lớp tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS được đánh giá thấp nhất so với các nội dung khác nhưng cũng đạt số điểm tiệm cận khá.

Từ thực trạng trên có thể kết luận: nhà trường đã tổ chức, chỉ đạo tốt Đoàn thanh niên để xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng hoạt động giáo dục kỹ năng sống, đã có các tiêu chí cụ thể đánh giá hoạt động, vì vậy cơng tác quản lý chỉ đạo Đoàn thanh niên giáo dục kỹ năng sống của nhà trường đạt hiệu quả khá cao.

2.3.2.4. Tổ chức, chỉ đạo GV tích hợp hoạt động giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động GDNGLL

Đánh giá việc tổ chức, chỉ đạo giáo viên tích hợp hoạt động giáo dục kỹ năng sống vào nội dung của hoạt động giáo dục NGLL, tác giả đã tiến hành khảo sát qua phiếu hỏi 50 đồng chí được phân cơng đảm nhận hoạt động NGLL trong nhà trường trong 3 năm học (năm học 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015).

Kết quả thể hiện trong bảng 2.17.

Bảng 2.18. Thực trạng quản lý việc tích hợp GDKNS thơng qua hoạt động GDNGLL (Số lượng khảo sát: 15 đồng chí) Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa thực hiện TB Thứ bậc SL % SL % SL % SL %

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL có tích hợp giáo dục KNS 0 0 9 18 41 82 0 0 1.18 1 Chỉ đạo tích hợp giáo dục KNS tương ứng với các chủ đề của HĐGDNGLL 0 0 4 8 43 86 3 6 1.02 3

Kiểm tra việc thực hiện hoạt động GDKNS thông qua HĐGDNGLL

0 0 5 10 44 88 1 2 1.08 2

(Số lượng khảo sát: 50 đồng chí)

Nhận xét:

Trong 03 nội dung đưa vào khảo sát về mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động GDNGLL có sự tích hợp GDKNS thì cả ba nội dung đều được đánh giá mức độ thực hiện ở mức trung bình, được đánh giá cao nhất là nội dung chỉ đạo xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL có tích hợp giáo dục KNS cũng chỉ đạt 1.18 điểm.

Từ thực trạng trên tác giả nhận thấy: nhà trường chưa có thống nhất nội dung, chương trình cụ thể cần tích hợp với các chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL,

công tác theo dõi kiểm tra cũng chỉ mang tính hình thức, chưa sát sao, chưa xây dựng tiêu chí cụ thể, rõ ràng, vì vậy hiệu quả quản lý chưa cao.

2.3.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống dục kỹ năng sống

Ngay từ đầu mỗi năm học BGH nhà trường cho rà soát lại hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, yêu cầu các tổ chuyên môn cho giáo viên lập kế hoạch sử dụng đồ dùng, thiết bị dậy học cụ thể cho từng tuần, từng tháng và cho cả năm học. Thành lập các tổ kiểm tra, kiểm kê CSVC hiện có của nhà trường theo từng hạng mục; phân loại theo mức độ sử dụng.

Nhà trường có cán bộ chuyên trách về đồ dùng thiết bị, thường xuyên theo dõi kiểm tra việc sử dụng các thiết bị dạy học. Thường xuyên tổ chức lau, chùi, vệ sinh các trang thiết bị, phòng học chức năng sạch sẽ. Xây dựng kế hoạch tu sửa, mua mới, bổ sung các các trang thiết bị đã hỏng.

Bàn giao tài sản cho từng lớp học để quản lý, các lớp có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn, và trang trí CSVC tại phịng học của mình theo tiêu chí: “lớp học xanh - sạch -

đẹp - an tồn”. Giáo dục ý thức giữ gìn tài sản chung của nhà trường, lớp trong các

buổi sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa...

Sử dụng tốt nguồn ngân sách hàng năm để sửa chữa, nâng cấp và mua mới trang thiết phục vụ cho hoạt động dạy học và các hoạt động ngoại khóa.

2.4. Đánh giá thực trạng

2.4.1. Điểm mạnh

CBQL của nhà trường năng động, trách nhiệm cao và có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý, ln sáng tạo và mạnh dạn đổi mới. Đa số CBQL của nhà trường có tinh thần cầu thị, cầu tiến bộ, luôn cố gắng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ và nghiệp vụ.

Nhìn chung, Đảng bộ, BGH nhà trường trong thời gian qua đã và đang có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tạo những cơ chế thuận lợi để các giáo viên khẳng định vai trị, vị trí của mình trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Nhà trường đã chủ động và cụ thể hóa được các chủ trương, nghị quyết của Đảng, của ngành giáo dục vào hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, có

những mơ hình hoạt động phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của học sinh, góp phần tốt hơn trong chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ.

Nhà trường có đủ số lượng GV, đồng bộ về cơ cấu. Các bộ mơn văn hóa như Tốn, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học đều có GV với trình độ chun mơn tốt, tâm huyết với nghề và có kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh.

Nhà trường đã quản lý tốt việc sử dụng, bảo quản CSVC lớp học, các trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, các đồ dùng dạy học được trang bị phục vụ cho hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục KNS.

Đa số các em học sinh trong trường là những thanh niên có nhận thức cao, có ý thức tự lực tự cường và tinh thần dân tộc, biết đấu tranh bảo vệ cái đúng, loại bỏ cái sai và hướng tới cái tiến bộ. Do đó, cơng tác giáo dục kỹ năng sống cũng có những thuận lợi nhất định.

Công tác phối hợp giữa chính quyền nhà trường và đoàn thanh niên, giữa GVCN và GVBM, giữa GVCN và CMHS trong việc quản lý, giáo dục HS được thực hiện tương đối tốt. Việc phối hợp các lực lượng này đã phát huy sức mạnh tập thể trong việc quản lý, giáo dục HS, trong việc tìm sự đồng thuận về các chủ trương, kế hoạch của nhà trường.

2.4.2. Điểm yếu

Thứ nhất, nhận thức của một số CBQL cấp tổ, một số GV, của HS và CMHS

về mục đích, vai trị hoạt động giáo dục KNS cịn chưa tồn diện.

Thứ hai, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS chưa đa dạng,

mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện chương trình do Sở GD&ĐT ban hành mà chưa được điều chỉnh, chưa được chi tiết hóa cho phù hợp với đặc điểm tình hình về đối tượng HS, điều kiện về đội ngũ của nhà trường.

Thứ ba, việc đảm bảo các điều kiện về CSVC phục vụ hoạt động giáo dục

KNS còn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này thể hiện ở chỗ nhà trường chỉ quan tâm đến CSVC lớp học, trang thiết bị và đồ dùng dạy học mà chưa thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức hệ thống tài liệu tham khảo đầy đủ, hữu ích và làm cho hệ thống tư liệu tham khảo đó đến được với GV, HS một cách thuận tiện nhất. Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực tài chính để hỗ trợ hoạt động giáo dục KNS được thực hiện chưa tốt.

Thứ tư, việc xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh còn một số hạn chế nhất định, hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng chưa cao, nhận thức cua học sinh chưa toàn diện.

Thứ năm, một số bộ phận học sinh, hiện nay ý thức chính trị chưa tốt, có biểu

hiện ham chơi, lười lao động, có lối sống ích kỷ, xa hoa, lãng phí, thực dụng, khơng tích cực rèn luyện, còn lúng túng và thiếu hụt một số KNS tích cực trước những biến động của xã hội và gia đình.

2.4.3. Thời cơ

Với truyền thống hơn 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã và đang nhận được sự quan tâm lớn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Nhà trường có thế mạnh về đội ngũ: CBQL và GV đầy đủ, đồng bộ, có chun mơn và nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với nghề, tỷ lệ GV có trình độ trên chuẩn khá cao, tỷ lệ GV dạy giỏi các cấp đạt cao, nhiều nhà giáo của trường được Sở GD&ĐT tin tưởng, giao nhiều trọng trách như làm cốt cán bồi dưỡng chuyên môn, tham gia các đợt tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Nhà trường đã và đang được đầu tư lớn về CSVC, trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Nhà trường được ưu tiên tuyển sinh trên địa bàn tồn tỉnh. Chính điều này cùng với vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp nhà trường thu hút được những HS có năng lực tư duy tốt dự thi tuyển sinh vào trường.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCH Trung ương khóa XI đã tạo ra những thời cơ cho Giáo dục Việt Nam, trong đó có hoạt động giáo dục KNS. Hoạt động giáo dục của nhà Trường THPT TP Điện Biên Phủ không chỉ truyền thụ kiến thức mà phải phát triển cả về các KNS cho HS. Học sinh cần được tạo điều kiện để bộc lộ hết tiềm năng của bản thân theo đúng năng lực, sở trường, nguyện vọng của các em, đồng thời được phát triển hài hòa về nhân cách để thực sự trở thành những người vừa có “đức”, vừa có “tài”.

2.4.4. Thách thức

CSVC, tài liệu tham khảo, tài liệu GDKNS chưa phong phú về thể loại và chưa có tính hệ thống, cịn mang tính nhỏ lẻ.

Bên cạnh đó, yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang đặt ra cho nhà trường nhiều thách thức lớn. Trước hết, bối cảnh mới địi hỏi CBQL phải nhanh nhạy sử dụng q trình quản lý chất lượng để tất cả các thành viên trong nhà trường đều tham gia vào quá trình quản lý. Đội ngũ GV cần phải tích cực học hỏi nâng cao trình độ, nghiệp vụ để có thể dạy học theo hướng tích hợp, chuyển từ việc truyền thụ kiến thức sang việc phát hiện, bồi dưỡng phát triển năng lực cho HS.

Trước những yêu cầu của xã hội hiện đại, những tệ nạn xã hội, những vấn đề mặt trái của nền kinh tế thị trường và sự xâm nhập của những yếu tố văn hóa ngoại lai, sự truyền bá tư tưởng phản động của các thế lực thù địch đang đặt ra cho Việt Nam nói chung và trường THPT TP Điện Biên Phủ nói riêng những yêu cầu hết sức to lớn trong việc giữ vững bản lĩnh chính trị và tinh thần dân tộc, bản sắc văn hóa của con người Việt Nam. Trong đó, vai trị của học sinh các trường học là hết sức quan trọng trong việc xung kích thực hiện việc tự rèn luyện vượt qua những thách thức, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam với bạn bè quốc tế

Tiểu kết chƣơng 2

Qua điều tra nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường THPT TP Điện Biên Phủ, tác giả rút ra một số nhận định sau:

Từ khi bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “xây dựng trường học

thân thiện học sinh tích cực” trường THPT TP Điện Biên Phủ đã đưa hoạt động

giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường, đã có sự phát động, chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường như GV bộ mơn, BCH Đồn trường, GV chủ nhiệm lớp, GV tham gia giảng dạy, tổ chức hoạt động GDNGLL, phối hợp hội CMHS và hội khuyến học, các cơ quan liên quan như Thành đồn thành phố, Cơng An phường, Trung tâm sức khỏe sinh sản thành phố… tham ra giáo dục KNS cho học sinh nhà trường, bước đầu cũng tạo được sự chuyển biến về nhận thức cho GV, HS, CMHS trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch chi tiết cụ thể cho hoạt động, cũng như chưa có những giải pháp tích cực trong việc quản lý, tổ chức, chỉ đạo hoạt động

giáo dục KNS cho học sinh.

Đội ngũ giáo viên các nhà trường chưa được tập huấn một cách bài bản nhằm nâng cao trình độ tổ chức hoạt động, chưa có quy định bắt buộc từ phía BGH nhà trường, vì vậy, mặc dù GV nhà trường đều ý thức được tầm quan trọng của hoạt động, nhưng khi được phân công nhiệm vụ, họ vẫn chưa tâm huyết, khi thực hiện cịn mang tính đối phó, vì vậy hiệu quả hoạt động giáo dục KNS của các nhà trường chưa cao.

Một số GV cịn thiếu nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm chưa cao, một số nhiệt tình thì ít được tập huấn nâng cao trình độ thiếu kinh nghiệm tổ chức vì vậy ngại việc.

Sự phối kết hợp giữa gia đình và xã hội, và một số giáo viên với phụ huynh học sinh còn chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, chưa phát huy được vai trò của các lực lượng trong việc giáo dục học sinh.

Công tác quản lý chưa sát sao, chưa xây dựng được những tiêu chí kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)