Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 25)

6 .Kết cấu khóa luận

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.6 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

1.1.6.1. Thương hiệu của ngành hàng

Thương hiệu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đất nước. Xây dựng được một thương hiệu có tên tuổi trên thị trường là một điều khó đỏi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược lâu dài và đúng đắn. Để giữ được thương hiệu lại càng khó hơn. Thương hiệu trở thành tài sản vơ hình của doanh nghiệp. Một khi được bạn bè quốc tế, khách

17

hàng trong và ngoài nước biết đến thương hiệu, doanh nghiệp đó sẽ có những bước đệm để tiến xa hơn, phát triển hơn trong tương lai

1.1.6.2 Thị phần

Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường. Do đó thị phần của doanh nghiệp được xác định:

Thị phần của doanh nghiệp = Doanh thu của doanh nghiệp /Tổng doanh thu toàn ngành

Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm lĩnh thị trường so với tồn ngành

1.1.6.3 Chi phí sản xuất

Xét một cách tổng thể chi phí thấp sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm giá bán, tăng số lượng bán ra, tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh. Ngược lại chi phí cao sẽ dẫn đến giá thành cao, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kém so với đối thủ có chi phí thấp.

Để sử dụng chi phí có hiệu quả doanh nghiệp cần đưa ra được định mức chi phí cho từng cơng việc và giảm bớt chi phí khơng cần thiết, cần phải có kế hoạch trong việc sử dụng mức chi phí nào cho hoạt động nào để đảm bảo tỉ suất chi phí giảm dần qua các năm, có ý nghĩa là tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí.

1.1.6.4 Tỉ suất lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao là doanh nghiệp có doanh thu lớn và chi phí thấp. Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận mà các doanh nghiệp có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình so với đối thủ cạnh tranh. Ta thường tính chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận:

18

Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp. Vì nếu doanh nghiệp có thu được doanh thu lớn nhưng kèm theo là chi phí lớn thì hiệu quả không cao.

1.2 Kinh nghiệm của một số nước về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê ngành cà phê

1.2.1 Kinh nghiệm của Brazil

Theo trang Thebrazilbusiness.com, Brazil cho đến nay là nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, kiểm soát hơn 30% sản lượng quốc tế. Cà phê là một trong những mặt hàng kinh doanh nơng nghiệp quan trọng nhất, duy trì giá trị và tăng trưởng ổn định trên thị trường. Hiệp hội Xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe) cho biết trong niên vụ 2020-2021 (bắt đầu từ tháng 7/2020 đến hết tháng 6/2021), Brazil đã xuất khẩu tổng cộng 45,6 triệu bao cà phê, tăng 13,3% so với niên vụ 2019-2020. Đây là khối lượng cà phê xuất khẩu kỷ lục của Brazil trong một vụ thu hoạch từ trước tới nay. Khoảng 10% tổng lượng cà phê xuất khẩu là Arabica. loại, tiếp theo là loại Robusta với 5%. Trong niên vụ 2020-2021, Brazil đã xuất khẩu cà phê sang 115 quốc gia. Mỹ tiếp tục là khách hàng chính của cà phê Brazil với việc mua vào hơn 8,3 triệu bao, chiếm 18,3% tổng giá trị xuất khẩu và tăng 5,8% về khối lượng so với vụ thu hoạch trước đó. Xếp sau Mỹ là Đức (7,9 triệu bao), Bỉ (3,8 triệu bao), Italy (2,7 triệu bao) và Nhật Bản (2,6 triệu bao). Là quốc gia có lịch sử truyền thống trong ngành và nhiều kinh nghiệm xuất khẩu mặt hàng cà phê sang các nước trên thế giới, Braxin có nhiều kinh nghiệm nâng cao NLCT xuất khẩu mặt hàng cà phê mà Việt Nam cần học hỏi.

Thứ nhất:

Brazil là một quốc gia Nam Mĩ nằm trên vành đai cà phê có khí hậu quanh năm mát mẻ, lượng mưa nhiều kết hợp với điều kiện thổ nhưỡng và lịch sử canh tác lâu đời đã giúp cho Brazil trở thành một vùng đất dành riêng cho cà phê – một vương quốc cà phê thịnh vượng.

19

Ở Brazil với lịch sử lâu đời giàu kinh nghiệm trong việc trồng, sản xuất, chế biến cà phê, các tổ chức nghiên cứu quốc gia vẫn luôn không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng, năng suất, và khả năng phục hồi của cây cà phê. Họ chú trọng đổi mới, cải tiến bằng cách nghiên cứu lai giống hoặc nhân giống đột biến tự nhiên để tìm ra những giống cà phê có năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và có chất lượng đảm bảo và phù hợp cho mỗi vùng trồng khác nhau. Hiện tại Brazil đã sở hữu hơn 100 giống cà phê đang được trồng và canh tác, những giống cà phê đều nổi tiếng bởi chất lượng, hương vị đặc trưng, thu hút nhu cầu của người tiêu dùng

Chính phủ Brazil ln quan tâm, tạo điều kiện bằng những chính sách hỗ trợ như dành ngân sách tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu trong chương trình “Quốc gia nghiên cứu và phát triển cà phê” nhằm tạo ra và chuyển giao kiến thức, công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Braxin. Việc này chính là cơ hội để thúc đẩy động lực phát triển mặt hàng cà phê ở Brazil.

Thứ hai:

Brazil có cơ chế tổ chức, điều tiết, quản lí việc sản xuất cà phê chặ chẽ. Brazil được biết đến với những trang trại khổng lồ cùng hệ thống thu hoạch và sấy cà phê chuyên nghiệp, giúp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Brazil xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã (HTX) ngành hàng cà phê, trong đó bao gồm các nơng trại có quy mơ vừa và nhỏ, quy mơ lớn chiếm tỉ trọng ít. HTX có hệ thống hồn chỉnh như kho bãi, máy móc thiết bị, quy trình đánh bóng, pha trơn cà phê…đảm bảo từ khâu sản xuất đến thu hoạch. HTX là nơi cung cấp cà phê cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Ngồi ra, những hộ nơng dân riêng lẻ thường chế biến cà phê đến giai đoạn hạt cà phê còn tươi hay còn được gọi là hành lang bica ở Brazil. Ở giai đoạn này, cà phê không được phân loại hay làm sạch mà được giao trực tiếp đến kho của các đơn

20

vị xuất khẩu hoặc hợp tác xã. Tại đây cà phê mới được tách, phân loại và đánh giá trước khi xuất khẩu ra thị trường nước ngồi.

Brazil có 4 nhóm tổ chức chính liên quan đến việc giám sát, điều chỉnh, thảo luận đưa ra phương án, chính sách, các chương trình xúc tiến thương mại, nghiên cứu kĩ thuật cà phê để nâng cao chất lượng cà phê, đảm bảo quá trình xuất khẩu sang thị trường quốc tế, đó là: Tổ chức của các nhà sản xuất (bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các hợp tác xã), Tổ chức của các nhà rang xay; Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hoà tan và tổ chức của các nhà xuất khẩu.

1.2.2 Kinh nghiệm của Colombia

Sự khác biệt trong hương vị cà phê Colombia chủ yếu do khí hậu tuyệt vời, thổ nhưỡng hồn hảo. Nằm gần đường xích đạo – một vị trí độc nhất để có thể thu hoạch cà phê hai mùa trong một năm, do đó Colombia có thể cung cấp cà phê tươi quanh năm. Người Colombia ln trân trọng, tự tay chăm sóc từng hạt cà phê, họ dành tất cả tâm huyết của mình, nâng niu hạt cà phê để mang lại chất lượng đồng đều nhất.

Hiệp hội Người trồng Cà phê Quốc gia Colombia, cho biết sản lượng cà phê của nước này trong tháng 2/2021 đạt 1,1 triệu bao loại 60 kg, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Colombia đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận mang tên FNC (The National Federation of Coffee Growers) – Liên đoàn cà phê Colombia với tư cách là một hợp tác xã kinh doanh nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cà phê của Colombia. Vai trị của FCN

• Đảm bảo mức giá hợp lý cho người dân trồng cà phê ở Colombia, từ

việc tìm kiếm các thị trường tiềm năng đến việc bảo vệ người dân trước những biến động về giá cả của thị trường, đảm bảo được lợi ích cho những người trồng cà phê.

21

• Tạo động lực cho các hộ gia đình, người dân trồng cà phê bằng cách thu mua cà phê với mức giá ổn định.

• Thơng qua việc nghiên cứu kỹ thuật, tìm kiếm các giải pháp mới khắc phục các vấn đề tồn đọng, khó khăn của người dân trong việc trồng cà phê. Từ đó hỗ trợ người dân nghiên cứu, phát triển để tối ưu hóa chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian, cơng sức nhwung vẫn tạo được năng suất cao, nâng cao chất lượng cây trồng như ứng dụng sinh học trong diệt trừ sâu bệnh, cải tạo đất đai, kỹ thuật canh tác, máy móc thiết bị hiện đại…

• Đẩy mạnh hoạt động truyền thơng để đưa tên tuổi cà phê Colombia đến gần hơn với người tiêu dùng, tạo điều kiện thâm nhập vào các thị trường tiềm năng, mở rộng quy mô sản xuất, xuất khẩu.

1.2.3 Bài học rút ra cho Việt Nam

Ở mỗi quốc gia đều có những thuận lợi, khó khăn và phương án, chiến lược riêng nhằm khai thác tối ưu lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu cà phê. Mặc dù vậy, từ những kinh nghiệm của Brazil và Colombia, chúng ta cũng đúc rút được những kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê ở Việt Nam:

• Cải tiến các mơ hình sản xuất nhỏ lẻ, quy tụ lại thành các điểm sản xuất có quy mơ lớn hơn như hợp tác xã. Quan tâm, hỗ trợ người dân về mọi mặt từ đời sống đến việc làm, bảo vệ quyền lợi của họ. Chú trọng nghiên cứu, chia sẻ những khó khăn của người dân trong việc trồng trọt, chế biến, sản xuất cà phê. Hình thành các khu vực chuyên canh, công nghệ cao về cà phê giúp nâng cao chất lượng cà phê và tạo năng suất cao hơn.

• Phát triển mạnh mẽ truyền thông marketing để đưa thương hiệu Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến bởi chất lượng cà phê đảm bảo từ khâu trồng trọt đến khi tạo ra thành phẩm.

22

• Chính phủ cần ban hành những chính sách thúc đẩy động lực cho người dân hăng say sản xuất như bình ổn giá cà phê trên thị trường, hỗ trợ người dân trong lúc thị trường biến động, bất ổn như dịch bệnh Covid hoành hành, sẵn sàng thu mua cà phê của người dân với mức giá ổn định, tạo lợi nhuận cho họ tiếp tục sản xuất, phát triển trong tương lai

Như vậy, trên đây là một số bài học Việt Nam rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của Brazil và Colombia. Để đưa ra những chính sách, biện pháp cụ thể hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu ngành cà phê ở Việt Nam, ta cần tìm hiểu về thực trạng việc xuất khẩu cà phê ở Việt Nam trong những năm gần đây ở chương 2.

23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

2.1 Đặc điểm của cà phê Việt Nam

Giống cà phê Việt Nam chủ yếu được trồng 2 loại chính: cà phê Robusta và Arabica.

- Cà phê Robusta hay được gọi là cà phê vối, giống cà phê chiếm 90-95% sản lượng cà phê hàng năm của Việt Nam. Bởi giống cây có sự thích ứng cao với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, vùng đất đỏ bazan như Tây Nguyên, Gia Lai,…và ít sâu bệnh, dễ trồng. Cà phê Robusta có mùi thơm nồng, có độ chua nhẹ, độ cafein cao, từ 2-4%, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài.

Đặc điểm: Hạt cà phê Robusta hình bàn cầu trịn và thường là 2 hạt trong 1 trái. Trải qua quá trình chế biến trên dây chuyền thiết bị hiện đại với công nghệ cao tạo cho loại cà phê Robusta có mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh, hàm lượng cafein vừa đủ đã tạo nên một loại cà phê đặc sắc phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam.

- Cà phê Arabica là một trong các loại cafe ở Việt Nam được trồng tại vùng núi cao (độ cao trung bình từ 1000 – 1490m). Do đặc điểm thân thấp, lá nhỏ nên Arabica còn được gọi là cà phê chè. Để thu được hạt từ cây cà phê Arabica phải mất ít nhất 3 – 4 năm gieo trồng và chăm sóc. Chính vì vậy, ở nước ta, giống cà phê Arabica chỉ chiếm 5-10% tổng sản lượng cà phê hàng năm.

Loại này được phân ra làm hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor

Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước khơng cao vì khơng xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất cao- gấp 2-3 lần Robusta – vì trồng khơng đủ chi phí nên người nơng dân ít trồng loại café này.

24

Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta – nhưng khơng thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa mưa và khơng tập trung – nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt.

Thưởng thức cà phê Arabica, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện tinh tế của vị đắng nhẹ tạo nên một hương thơm nồng nàn, khiến bạn nhớ mãi khơng qn. Chính vì thế, với những người “sành uống”, Arabica luôn là sự lựa chọn hàng đầu.

Đặc điểm: Arabica khi pha cho nước có màu nâu nhạt sánh, mùi vị đắng rất đa dạng, đặc biệt có vị hơi chua rất lơi cuốn và thích hợp với khẩu vị của người nước ngồi.

2.2 Chuỗi giá trị về ngành hàng cà phê Việt Nam

Chuỗi giá trị là tổng hợp tất cả hoạt động bao gồm từ khâu nghiên cứu sản phẩm, sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nếu hoạt động của chuỗi giá trị diễn ra tại nhiều quốc gia trên phạm vi tồn cầu thì chuỗi giá trị đó là chuỗi giá trị tồn cầu. Phân tích chuỗi giá trị tồn cầu là một cơng cụ hữu ích trong việc đánh giá mức độ cạnh tranh, vai trò và vị thế của từng quốc gia trong chuỗi giá trị tồn cầu, từ đó đưa ra được những chiến lược thương mại phù hợp để nâng cao lợi thế của từng quốc gia.

Theo kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành hàng cà phê của Bamber, Guinn and Gereffí (2014), có thể phân chia chuỗi giá trị ngành hàng cà phê thành 4 khâu chính:

2.2.1 Khâu 1: Sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho việc trồng trọt cà phê. phê.

Nguyên vật liệu chính: đất đai, hạt giống và lao động. Nguyên vật liệu bao gồm: phân bón, hệ thống tưới tiêu, nguồn nước,…

25

Ngành phân bón có ảnh hưởng trực tiếp đến việc trồng trọt cà phê. Sự ổn định của giá thành phân bón có quyết định quan trọng tới chi phí sản xuất cà phê. Tuy nhiên, sự liên kết giữa hai ngành vẫn chưa ổn định, chặt chẽ khiến sự cạnh tranh về giá của mặt hàng cà phê còn hạn chế.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu trong năm 2020 nhóm ngành phân bón ở mức 3,8 triệu tấn (tăng nhẹ 0,11% so với năm 2019). Giá phân bón nhập khẩu năm 2020 giảm trung bình 9,28% so với năm trước, ở mức 250,18 USD/tấn, đã giúp tiết kiệm đáng kể kinh phí nhập khẩu. Ngành sản xuất phân bón phát triển như vậy nhưng vẫn đang tồn tại một nghịch lý khi khả năng sản xuất dư thừa và có thể xuất khẩu sang các nước khác, nhưng rất nhiều doanh nghiệp trồng cà phê vẫn lựa chọn sử dụng phân bón nhập khẩu. So với mức giá phân bón được nhập khẩu từ Trung Quốc, phân bón Việt Nam có giá thành cao hơn. Chưa xét về mức độ chất lượng của từng loại phân bón, người nơng dân tất sẽ có xu hướng lựa chọn ngun phụ liệu đầu vào với giá thấp hơn.

Như vậy, trong chuỗi giá trị ngành hàng cà phê Việt Nam, ngành sản xuất

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)